Dễ hiểu giải Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
Giải dễ hiểu bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Toán 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
BÀI 3: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC - HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
1. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
Bài 1: Hình nào sau đây có:
a) các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là hình tam giác?
b) các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là hình tứ giác?
Giải nhanh:
a) hình c b) hình a và hình d.
Bài 2: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác trong Hình 3.
a) Hãy chỉ ra các mặt đáy và mặt bên của lăng trụ đứng tứ giác.
b) Cạnh bên AE bằng cạnh nào?
Giải nhanh:
a) mặt đáy là: ABCD, EFGH; mặt bên là: ABFE; ADHE; CDHG; BCGF
b) Cạnh bên AE bằng các cạnh ;BF; CG; DH.
Bài 3: Hộp kẹo socola (Hình 4a) được vẽ lại như hình 4b có dạng hình lăng trụ đứng. Hãy chỉ rõ mặt đáy, mặt bên, cạnh bên của hình lăng trụ đó.
Giải nhanh:
Mặt đáy là: ABC; MNP; Mặt bên là: ABNM; BCPN; ACPM
2. TẠO LẬP HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC VÀ HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC
Bài 1: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 cm theo hướng dẫn sau:
- Vẽ ba hình chữ nhật với kích thước như Hình 5a.
- Gấp các cạnh BN và CP sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP (Hình 5b).
Giải nhanh:
HS tự thực hiện
Bài 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5cm.
Giải nhanh:
Bài 3: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm.
Giải nhanh:
Bước 1: Vẽ 3 hình chữ nhật với kích thước 4 cm x 3 cm
Bước 2. Gấp cạnh BN và CP sao cho cạnh AM trùng với cạnh A'M', ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP.
BÀI TẬP
Bài 1:
Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong Hình 6. Tìm độ dài các cạnh:
a) AA'; CC'; A'B'; A'C' (Hình 6a)
b) QH, PG, NF, PQ (Hình 6b).
Giải nhanh:
a) Ta có: AA’ = BB’ = CC’, mà BB’ = 9 cm => AA’ = CC’ = 9 cm.
A’B’ = AB, mà AB = 4 cm => A’B’ = 4cm
A’C’ = AC, mà AC = 3 cm => A’C’ = 3 cm
b) ME = PG = NF= QH, mà ME = 7 cm => QH = PG = NF= 7 cm
PQ = HG, mà HG = 4 cm => PQ = 4 cm
Bài 2: Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong Hình 7.
a) Chỉ ra mặt đáy và mặt bên của mỗi hình lăng trụ
b) Ở hình 7a, cạnh BE bằng các cạnh nào? Ở hình 7b, cạnh MQ bằng các cạnh nào?
Giải nhanh:
a) Hình 7a: Mặt đáy: ABC và DEF;Mặt bên: ABED, BCFE, ACFD
Hình 7b: Mặt đáy: ABCD, MNPQ; Mặt bên: ABNM, BCPN, CDQP, ADQM.
b) Ở Hình 7a: cạnh BE = AD = CF; Ở Hình 7b: cạnh MQ = NP = BC = AD.
Bài 3: Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông. Hãy cho biết độ dài hai cạnh góc vuông của đáy và chiều cao của lăng trụ.
Giải nhanh:
Hình lăng trụ đứng tạo lập được là:
Độ dài 2 cạnh góc vuông của đáy là: 10 cm và 15 cm
Chiều cao của lăng trụ là: 16 cm
Bài 4: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9
Giải nhanh:
Bước 1: Vẽ 3 hình chữ nhật với kích thước như sau:
Bước 2: Gấp các cạnh BN và CP sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP cần tạo lập
Bài 5: Tạo lập hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm ( Hình 10)
Giải nhanh:
Bước 1: Vẽ 4 hình chữ nhật với kích thước 7 cm x 5 cm
Bước 2: Gấp các cạnh BN, CP và DQ sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ cần tạo lập
Bài 6: Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang.
Hãy cho biết chiều cao của hình lăng trụ đó.
Giải nhanh:
6 cm
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận