Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mỗi đỉnh của hình lăng trụ tam giác có bao nhiêu góc vuông?

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 2: Hình lăng trụ tam giác có mấy cặp mặt song song với nhau?

  • A. 2;
  • B. 3;
  • C. 4;
  • D. 1.

Câu 3: Chọn câu đúng.

  • A. Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là các hình bình hành;
  • B. Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là các hình thang cân;
  • C. Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là các hình tứ giác;
  • D. Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác là các hình tam giác.

Câu 4: Tấm lịch để bàn dưới đây có dạng hình gì?

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

  • A. Hình lập phương;
  • B. Hình lăng trụ đứng tứ giác;
  • C. Hình hộp chữ nhật;
  • D. Hình lăng trụ đứng tam giác.

Câu 5: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A'B'C'D' có đáy ABCD là hình thang vuông ($\widehat{A}=\widehat{B}=90^{\circ}$). Có bao nhiêu cạnh vuông góc với mặt phẳng (BCC'B')

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Hình lăng trụ đứng tam giác có:

  • A. 6 đỉnh, 10 cạnh và 5 mặt;
  • B. 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt;
  • C. 6 đỉnh, 9 cạnh và 5 mặt;
  • D. 8 đỉnh, 10 cạnh và 6 mặt.

Câu 7: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây.

  • A. Hình lăng trụ đứng tứ giác có hai mặt đáy là hình tứ giác, bốn mặt bên là hình chữ nhật;
  • B. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác;
  • C. Hình lăng trụ đứng tứ giác có 8 đỉnh, 10 cạnh, 6 mặt;
  • D. Mỗi đỉnh của hình lăng trụ đứng tứ giác có 2 góc vuông.

Câu 8: Hình lăng trụ đứng tứ giác có

  • A. 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt;
  • B. 10 đỉnh, 8 cạnh, 6 mặt;
  • C. 6 đỉnh, 12 cạnh, 8 mặt;
  • D. 8 đỉnh, 10 cạnh, 6 mặt.

Câu 9: Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác sau:

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

  • A. EB = HA = GD = FC
  • B. EB = HE = FG = CD
  • C. EB = CB = DA = GH
  • D. EB = AC = FH

Câu 10: Chọn câu đúng. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác NCKM.N’C’K’M’ sau:

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

  • A. Các mặt đáy là hình chữ nhật;
  • B. Các mặt bên là hình chữ nhật ;
  • C. Các cạnh bên NN’, CC’, KK’, MM’ không song song với nhau;
  • D. Các mặt CKK’C’ và NCKM là hình chữ nhật.

Câu 11: Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác không thể là hình nào?

  • A. Hình chữ nhật;
  • B. Hình vuông;
  • C. Hình tam giác;
  • D. Hình thang.

Câu 12: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’. Có bao nhiêu cạnh bằng cạnh AA’?

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 13: Phương pháp đơn giản nhất để tạo ra một hình lăng trụ đứng tam giác từ hình sau là

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

  • A. Cắt theo đoạn thẳng CE
  • B. Cắt theo đoạn thẳng BD
  • C. Cắt theo cạnh BE
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 14: Cho hình lăng trụ sau:

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Độ dài của các cạnh ED, BC, DA lần lượt bằng

  • A. 2 cm, 3 cm, 5 cm
  • B. 5 cm, 3 cm, 2 cm
  • C. 2 cm, 5 cm, 3 cm
  • D. 3 cm, 2 cm, 5 cm

Câu 15: Lưỡi rìu trong hình dưới đây có hình gì?

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

  • A. Hình tam giác;
  • B. Hình lăng trụ tứ giác;
  • C. Hình lăng trụ tam giác;
  • D. Hình hộp chữ nhật.

Câu 16: Các mặt bên của hình lăng trụ đứng tam giác là:

  • A. Các hình bình hành;
  • B. Các hình thoi;
  • C. Các hình chữ nhật;
  • D. Các hình tam giác.

Câu 17: Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’. Có hai mặt nào song song với nhau?

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

  • A. A’B’BA và B’C’CB;
  • B. ABC và A’B’C’ ;
  • C. ABC và A’B’BA ;
  • D. A’C’CA và A’B’BA.

Câu 18: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình chữ nhật. Góc ADC là:

  • A. Góc nhọn;
  • B. Góc tù;
  • C. Góc vuông;
  • D. Không xác định được.

Câu 19: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A'B'C'D' có đáy ABCD là hình thang vuông ($\widehat{A}=\widehat{B}=90^{\circ}$). Có bao nhiêu cạnh song song với mặt phẳng (BCC'B')

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 20: Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng tam giác có tính chất nào sau đây?

  • A. Song song;
  • B. Bằng nhau;
  • C. Vuông góc với nhau;
  • D. Cả A và B.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác