Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 6 Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 6 Tính chất ba đường trung trực của tam giác - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho tam giác ABC có I cách đều 3 đỉnh. Khi đó điểm I là

  • A. Một điểm bất kì nằm trong tam giác ABC;
  • B. Một điểm bất kì nằm trên đường trung trực của AB;
  • C. Một điểm bất kì nằm trên đường trung trực của AC;
  • D. Giao điểm của hai đường trung trực của AB và AC.

Câu 2: Cho tam giác ∆ABC có M và N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Từ M và N vẽ 2 đường trung trực cắt nhau tại O. Biết đường tròn tâm O bán kính OA có đường kính bằng 8 cm. Độ dài đoạn thẳng OB bằng:

  • A. 2 cm;
  • B. 4 cm;
  • C. 8 cm;
  • D. 5 cm.

Câu 3: Cho tam giác ∆ABC vuông cân tại A có H và K lần lượt là trung điểm của hai cạnh AB và AC. Từ H và K kẻ đường trung trực của hai cạnh AB và AC cắt nhau tại O. Tính số đo góc OAC

  • A. 30°;
  • B. 45°;
  • C. 60°;
  • D. 90°.

Câu 4: Một điểm được gọi là cách đều ba đỉnh của một tam giác khi là:

  • A. Giao điểm của ba đường cao của tam giác;
  • B. Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác;
  • C. Trọng tâm của tam giác;
  • D. Trực tâm của tam giác.

Câu 5: Điền vào chỗ trống sau: “Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là … của tam giác đó”.

  • A. Đường trung tuyến;
  • B. Đường trung trực;
  • C. Trọng tâm;
  • D. Trung điểm.

Câu 6: Cho tam giác ABC cân tại A có góc $\widehat{BAC}$= 60° có AH là đường cao và K là trung điểm của AC. Từ K kẻ đường trung trực của AC cắt AH tại O . Số đo góc OCA là:

  • A. 30°;
  • B. 45°;
  • C. 60°;
  • D. 90°.

Câu 7: Cho tam giác ∆ABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung trực của BE và AC cắt nhau tại O. Chọn câu đúng:

  • A. ∆AOB = ∆COE;
  • B. ∆ABO = ∆CEO;
  • C. ∆ABE = ∆CDE;
  • D. ∆ABO = ∆COE.

Câu 8: Điền vào chỗ trống sau: “Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này … ba đỉnh của tam giác đó.”

  • A. Giao;
  • B. Nằm trên;
  • C. Cách đều;
  • D. Thuộc.

Câu 9: Cho tam giác ∆ABC có góc A là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O và đường trung trực của AB cắt BC tại E. Khi đó, ∆EAB là:

  • A.Tam giác thường;
  • B. Tam giác vuông;
  • C. Tam giác đều;
  • D. Tam giác cân.

Câu 10: Cho các nhận xét sau:

(I) Giao điểm của ba đường trung trực trong một tam giác bất kì luôn nằm trong tam giác đó;

(II) Giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác vuông nằm trên cạnh huyền của tam giác vuông đó;

(III) Giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác nhọn nằm ngoài tam giác đó;

(IV) Giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác tù nằm ngoài tam giác đó.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4.

Câu 11: Giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác thuộc:

  • A. Đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh của tam giác;
  • B. Đường tròn tâm O nằm trong tam giác;
  • C. Đường tròn tâm O đi qua ba cạnh của tam giác;
  • D. Đường tròn tâm O đi qua một đỉnh của tam giác.

Câu 12: Cho các hình vẽ sau:

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 6 Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Hình nào có giao điểm của ba đường trung trực ?

  • A. Hình a;
  • B. Hình b;
  • C. Hình c;
  • D. Hình d.

Câu 13: Cho ∆ABC, P là trung điểm của AC. Các đường trung trực của AB và BC cắt nhau tại O. Số đo góc OPC bằng :

  • A. 30°;
  • B. 60°;
  • C. 90°;
  • D. 45°.

Câu 14: Chọn câu trả lời sai:

  • A. Mỗi tam giác có ba đường trung trực;
  • B. Ba đường trung trực của tam giác đi qua một điểm, điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó;
  • C. Ba đường trung trực của tam giác đi qua một điểm, điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó;
  • D. Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó.

Câu 15: Cho tam giác ABC có M và N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Từ M, N vẽ hai đường trung trực cắt nhau tại O. Cho OA= 5 cm. Độ dài đoạn thẳng OB bằng:

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 6 Tính chất ba đường trung trực của tam giác

  • A. 4 cm;
  • B. 5 cm;
  • C. 10 cm;
  • D. 20 cm.

Câu 16: Cho tam giác ∆ABC có góc A là góc tù. Các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại O. Đường tròn tâm O bán kính OA đi qua điểm:

  • A. B và C;
  • B. M và N;
  • C. B;
  • D. C.

Câu 17: Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong ∆ABC. Khi đó điểm O là:

  • A. Trọng tâm của ∆ABC;
  • B. Điểm cách đều ba cạnh của ∆ABC;
  • C. Điểm cách đều ba đỉnh của ∆ABC;
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 18: Quan sát hình bên dưới, cho biết OA = 8cm. Độ dài đoạn thẳng OC bằng:

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 6 Tính chất ba đường trung trực của tam giác

  • A. 8;
  • B. 16;
  • C. 4;
  • D. 2.

Câu 19: Cho tam giác ∆ABC cân tại A, có M là trung điểm của BC. Đường trung trực của AB cắt AM tại O. Khi đó điểm O:

  • A. Là trọng tâm của ∆ABC;
  • B. Cách đều ba cạnh của ∆ABC;
  • C. Là trực tâm của ∆ABC
  • D.Cách đều ba đỉnh của ∆ABC

Câu 20: Cho ∆ABC, gọi I là giao điểm của hai đường trung trực của hai cạnh AB và AC. Kết quả nào dưới đây đúng?

  • A. IA > IB > IC;
  • B. IA = IB = IC;
  • C. IA < IB < IC;
  • D. Không thể so sánh được độ dài của IA, IB, IC.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác