Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài tập cuối chương 6

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài tập cuối chương 6 - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau, với x1, x2 là hai giá trị bất kì của x và y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết rằng khi x2 = –4; y1 = –10 thì ta có 3x1 – 2y2 = 32. Khi đó công thức liên hệ giữa x và y là:

  • A. xy = –160;
  • B. $xy=-\frac{610}{11}$
  • C. xy = 160
  • D. $xy=\frac{32}{5}$

Câu 2: Với cùng một số tiền để mua 225 m vải loại 1, ta có thể mua được bao nhiêu m vải loại 2? Biết rằng giá tiền vải loại 2 chỉ bằng 75% giá tiền vải loại 1.

  • A. 100 m;
  • A. 100 m;
  • C. 300 m;
  • D. 400 m.

Câu 3: Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là 3, x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là 15. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là 45;
  • B. y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là 5;
  • C. y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là $\frac{1}{5}$
  • D. y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là 45.

Câu 4: Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ 2 và z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ $\frac{4}{3}$. Khi đó z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ bằng:

  • A. $\frac{3}{2}$
  • B. $\frac{8}{3}$
  • C. $\frac{2}{3}$
  • D. $\frac{-2}{3}$

Câu 5: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau và khi x nhận các giá trị x1 = 5; x2 = –1 thì tổng các giá trị tương ứng của y là 16. Công thức biểu diễn y theo x là:

  • A. y = 4x;
  • B. y = –4x;
  • C. $y=\frac{1}{4}x$
  • D. $y=\frac{8}{3}x$

Câu 6: Bạn An mua 6 gói kẹo hết 27 000 đồng. Hôm sau bạn An mua 8 gói kẹo thì hết số tiền là:

  • A. 20 250 đồng;
  • B. 30 000 đồng;
  • C. 40 000 đồng;
  • D. 36 000 đồng.

Câu 7: Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi hiệu hai giá trị x1; x2 của x bằng 5 thì hiệu hai giá trị tương ứng y1; y2 của y bằng –2. Công thức biểu diễn y theo x là:

  • A $y=-\frac{2}{5}x$
  • B. $y=\frac{-5}{2}x$
  • C. y = 5x
  • D. y = -2x

Câu 8: Giá trị a, b thỏa mãn 3a = 4b và b – a = 5 là:

  • A. a = –15; b = –20;
  • B. a = –20; b = –15;
  • C. a = 15; b = 20;
  • D. a = 20; b = 15.

Câu 9: Giá trị x, y, z thỏa mãn $\frac{x}{6}=\frac{y}{4}=\frac{z}{3}$  và x – y + z = 35 là:

  • A. x = 42, y = 28, z = 21;
  • B. x = 21, y = 28, z = 42;
  • C. x = 28, y = 42, z = 21:
  • D. x = 42, y = 21, z = 28

Câu 10: Biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ là a ≠ 0, x tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là b ≠ 0. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là $\frac{a}{b}$
  • B. y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là $\frac{a}{b}$
  • C. y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là $\frac{b}{a}$
  • D. y tỉ lệ nghịch với z theo hệ số tỉ lệ là $\frac{b}{a}$

Câu 11: Bạn Nam đi mua vở và nhẩm tính với số tiền hiện có thì chỉ mua được 10 quyển vở loại I hoặc 12 quyển vở loại II hoặc 15 quyển vở loại III. Biết rằng tổng giá trị tiền 1 quyển vở loại I và 2 quyển vở loại III nhiều hơn giá tiền 2 quyển vở loại II là 4 000 đồng. Giá tiền quyển vở loại III là:

  • A. 4 000 đồng;
  • B. 5 000 đồng;
  • C. 6 000 đồng;
  • D. 8 000 đồng.

Câu 12: Chia số 550 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 2; 3; 6 thì số lớn nhất trong ba số được chia là:

  • A. $\frac{550}{3}$
  • B. 325
  • C. $\frac{275}{3}$
  • D. 275

Câu 13: Giá trị x, y, z thỏa mãn $\frac{x-1}{2}=\frac{y-2}{3}=\frac{z-3}{4}$  và x – 2y + 3z = 14 là:

  • A. x = 3; y = 5; z = 7; 
  • B. x = 6; y = 10; z = 14; 
  • C. x = –3; y = –5; z = –7; 
  • D. x = –7; y = 10; z = 20.

Câu 14: Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ $\frac{4}{5}$ và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5. Khi đó x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là:

  • A. 4
  • B. $\frac{4}{25}$
  • C. $\frac{1}{4}$
  • D. $\frac{25}{4}$

Câu 15: Cho biết hai đại lượng m và n tỉ lệ thuận với nhau, biết m1 – m2 = 5 và hai giá trị tương ứng n1, n2 thỏa mãn n1 – n2 = 50. Khi đó n tỉ lệ thuận với m theo hệ số tỉ lệ bằng:

  • A. -5
  • B. 10
  • C. 5
  • D. -10

Câu 16: Các số nào sau đây lập được các tỉ lệ thức?

  • A. 5; 25; 125; 625;
  • B. 1; 3; 27; 90;
  • C. 32; –4; –16; –64; 
  • D. 15; 30; 45; 60.

Câu 17: Một tờ giấy hình thoi có độ dài hai đường chéo tỉ lệ với 4; 2 và có diện tích bằng 64 cm2. Độ dài hai đường chéo của hình thoi lần lượt bằng:

  • A. 16 cm và 8 cm;
  • B. 8 cm và 8 cm;
  • C. 12,8 cm và 10 cm;
  • D. 10 cm và 6,4 cm.

Câu 18: Cho tỉ lệ thức $\frac{x}{6}=\frac{5}{3}$. Giá trị của x thỏa mãn tỉ lệ thức trên là:

  • A. $x=\frac{18}{5}$
  • B. x = 10
  • C. $x=\frac{5}{2}$
  • D. $x=\frac{1}{10}$

Câu 19: Giá trị x, y thỏa mãn $\frac{x}{3}=\frac{y}{2}$  và x + y = 90 là:

  • A. x = –54; y = –36; 
  • B. x = –36; y = –54; 
  • C. x = 54; y = 36; 
  • D. x = 36; y = 54.

Câu 20: Đồng Bạch là một loại hợp kim gồm Niken, Kẽm, Đồng và khối lượng của các kim loại đó lần lượt tỉ lệ thuận với 3; 4;13. Hỏi cần bao nhiêu kg Niken để sản xuất 150 kg Đồng Bạch?

  • A. 22,5 kg:
  • B. 30 kg;
  • C. 97,5 kg;
  • D. Đáp án khác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác