Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 1 Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 1 Số vô tỉ. Căn bậc hai số học - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Biểu thức $\frac{\sqrt{23^{2}}+\sqrt{12^{2}}}{\sqrt{13^{2}}+\sqrt{4}}$ sau khi rút gọn sẽ bằng:

  • A. 3;
  • B. $\frac{7}{6}$ ;
  • C. 6;
  • D. $\frac{7}{3}$.

Câu 2: Trong các số $\frac{2}{11}; 0.232323...; 0.20022...; \sqrt{\frac{1}{4}}$, số vô tỉ là?

  • A. $\frac{2}{11}$
  • B. 0.232323...;
  • C. 0.20022...; 
  • D. $\sqrt{\frac{1}{4}}$

Câu 3: Tìm x nguyên để $A=\frac{35-\sqrt{x}}{\sqrt{9}+2}$ có giá trị nguyên biết x < 30?

  • A. 4;
  • B. 9;
  • C.16;
  • D. 25.

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng, nếu $\sqrt{64}= 4x$ thì $x^{2}$ bằng?

  • A. 20;
  • B. 4;
  • C. 50;
  • D. 400.

Câu 5: Chọn đáp án sai:

  • A. $\sqrt{256}=-16$
  • B. $\sqrt{256}=4^{2}$
  • C. $\sqrt{256}=-(-16)$
  • D. $\sqrt{256}=16$

Câu 6: Độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích 256 m$^{2}$ là:

  • A. 16;
  • B. ±16 m;
  • C. 64 m;
  • D. 16 m.

Câu 7: Số vô tỉ là số:

  • A. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • B. Số thập phân hữu hạn 
  • C. Số thập phân vô hạn không tuần hoàn
  • D. số hữu tỉ

Câu 8: Số nào sau đây là 1 số vô tỉ?

  • A. 0
  • B. $\sqrt{15}$
  • C. $\sqrt{16}$
  • D. $\sqrt{0.25}$

Câu 9: Số −9 có mấy căn bậc hai?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 10: Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. $\sqrt{0.36}=0.6$
  • B. $\sqrt{(-6)^{2}}=6$
  • C. $\sqrt{150}=\sqrt{100}+\sqrt{50}$
  • D. $\sqrt{\frac{81}{225}}=\frac{3}{5}$

Câu 11: Tính độ dài cạnh của hình vuông có diện tích là 0.49 ha

  • A. 49 m
  • B. 0.7 km
  • C. 70 m
  • D. 24.01 m

Câu 12: Tính $\sqrt{(-3)^{2}}\times \frac{2}{3}+\sqrt{4^{4}}\times (\frac{3}{4})^{2}$

  • A. 7
  • B. $\frac{1}{4}$
  • C. $\frac{17}{4}$
  • D. 11

Câu 13: Chọn phát biểu đúng trong các các phát biểu sau:

  • A. $\sqrt{3}∈N $;
  • B. $\sqrt{16}∈I$;
  • C. π ∈ Z;
  • D. $\sqrt{81}∈Q$ .

Câu 14: Số a có căn bậc hai số học là $\frac{4}{9}$. Tìm số a

  • A. $\frac{16}{81}$
  • B. $\frac{2}{3}$
  • C. $\frac{9}{4}$
  • D. $\frac{-2}{3}$

Câu 15: Chọn câu trả lời sai. Nếu $\sqrt{x}=\frac{5}{2}$ thì x bằng

  • A. $(\frac{-(-5)}{2})^{2}$
  • B. $(-(-\frac{5}{2})^{2})$
  • C. $(-(-\frac{5}{2}))^{2}$
  • D. $\frac{25}{4}$

Câu 16: So sánh $\sqrt{36}+\sqrt{64}$ và $-\sqrt{5}$

  • A. $\sqrt{36}+\sqrt{64}=\sqrt{64+36}$
  • B. $\sqrt{36}+\sqrt{64}>\sqrt{64+36}$
  • C. $\sqrt{36}+\sqrt{64}<\sqrt{64+36}$
  • D. Không so sánh

Câu 17: Bác Long cần lát nền 1 căn phòng có diện tích là 64 m$^{2}$. Mỗi viên gạch bác định dùng để lát phòng có dạng hình vuông cạnh 40 cm. Biết mỗi viên gạch có giá 13000 đồng. Tính số tiền bác cần dùng để mua gạch lát phòng?

  • A. 5.2 triệu đồng
  • B. 52 triệu đồng
  • C. 1.3312 triệu đồng
  • D. 3.328 triệu đồng

Câu 18: Chọn đáp án đúng:

  • A. $-\sqrt{\frac{81}{25}}=\frac{9}{5}$
  • B. $\sqrt{\frac{81}{25}}=-(-\frac{9}{5}$
  • C. $\sqrt{\frac{81}{25}}=\pm \frac{9}{5}$
  • D. $\sqrt{-\frac{81}{25}}=-\frac{9}{5}$

Câu 19: Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. Số 9 có hai căn bậc hai là ± $\sqrt{81}$ ;
  • B. Số − 9 có hai căn bậc hai là ±$\sqrt{-9}$;
  • C. Số −9 không có căn bậc hai;
  • D. Số 9 có một căn bậc hai là $\sqrt{9}$ .

Câu 20: Căn bậc hai không âm của 0,64 là:

  • A. 0,8;
  • B. −0,8;
  • C. ±0,8;
  • D. Đáp án khác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác