5 phút soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 42

5 phút soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 42. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 2. NHỮNG THẾ GIỚI THƠ

VĂN BẢN. CẢM HOÀI (NỖI LÒNG)

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn.

ĐỌC VĂN BẢN

CH: Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu. 

Chú ý:

- Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình. 

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ.

CH2: Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra được hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó có đặc điểm gì?

CH3: Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh – tình thế đó?

CH4: Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân,…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình. 

CH5: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.

CH6: Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1:

Thomas Edison, nhà phát minh lỗi lạc người Mỹ, trải qua vô số thất bại trước khi thành công với bóng đèn điện. Câu chuyện về thí nghiệm bóng đèn là minh chứng cho tinh thần kiên trì, không ngừng nỗ lực của ông. Sau hàng ngàn lần thử nghiệm không thành công, Edison vẫn không nản lòng, rút kinh nghiệm và tiếp tục nghiên cứu. Cuối cùng, ông đã thành công và tạo ra bóng đèn sợi đốt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nhân loại.

Thất bại của Edison là nguồn cảm hứng cho những ai theo đuổi ước mơ, đặc biệt là trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và đột phá. Nó cho ta thấy rằng, ai cũng có thể gặt hái thành công nếu có đủ quyết tâm và nỗ lực.

ĐỌC VĂN BẢN

CH: 

- Thời gian: Những năm 1407 – 1409 khi quân Minh kéo vào đóng chiếm Đại Việt. 

- Không gian: Rộng lớn mênh mang

CÁC HÌNH ẢNH THỂ HIỆN HOÀN CẢNH, KHÁT VỌNG, TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

+ "Thế sự du du": việc đời dằng dặc, rối bời 

+ "nại lão hà": già mất rồi

+ "Vô cùng thiên địa nhập hàm ca": tác giả giải tỏa nỗi buồn bằng ca hát và say sưa trong chén rượu tiếng đàn

=> Thông qua các hình ảnh có thể thấy việc đời còn rối bời, ờ mịt mà tuổi tác của nhà thơ đã cao. Từ đó, tạo nên một bi kịch: lực bất tòng tâm. 

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI Ở HAI LIÊN THƠ GIỮA

- Đối từ loại:

+ Danh từ: thời lai >< vận khứ

+ Danh từ: đồ điếu >< anh hùng

+ Cụm danh từ: thành công dị >< ẩm hận đa

+ Danh từ: hữu >< vô

+ Danh từ: thiên >< địa

- Đối thanh:

+ lai >< khứ (B – T)

+ điếu >< hùng (T – B)

+ công >< hận (T – B)

+ chủ >< bình (T – B)

+ hoài >< lộ (B – T)

+ địa >< thiên (T – B)

=> Nghệ thuật đối giúp lời thơ thể hiện rõ nét nỗi đắng cay, uất hận. Nay thời vận đã qua, tuổi già cũng vừa đến, cứu người anh hùng (tác giả) chỉ còn biết nuốt hận, bó tay trước thời cuộc mà thôi.

=> Tác giả mong muốn được mang sức mình xoay chuyển thời thế, giúp chúa đánh giặc góp phần đem lại nền thái bình cho nhân dân, đất nước. Ước mong lập công ấy thật cao quý và nó cũng là mục đích của những nam nhi thời bấy giờ. 

SAU KHI ĐỌC

CH1:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Nhân vật trữ tình: Nhà thơ

CH2: Phản ánh được cái dằng dặc, phức tạp của xã hội trong cơn biến loạn dữ dội.

CH3: Thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng lỡ thời 

CH4: 

- Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”

- Nhà thơ khát khao xoay chuyển trái đất, xoay vần thế sự, mong muốn được đóng góp sức lực,. tài năng cho sự nghiệp cứu nước của vua chúa.

CH5: 

- Hình ảnh người anh hùng mài kiếm dưới ánh trăng mang đến bao xúc động, dù mái đầu đã bạc theo thời gian nhưng chí khí của người anh hùng.

- Hình ảnh “long tuyền” (gươm báu) ẩn dụ cho khát vọng giết giặc, trả mối thù cho đất nước, mang đến thái bình thịnh trị cho nhân dân.

CH6: 

- Chủ đề: anh hùng trong lịch sử 

- Đề tài: tâm sự người tráng sĩ trước vận nước.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Gợi ý

  • Với lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, Đặng Dung trong Cảm hoài đã thể hiện được khát khao cống hiến, cứu nước giúp đời mạnh mẽ đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn thì tuổi già đã đến. 

  • Bài thơ mang hình thức của câu hỏi đã thể hiện sự trăn trở, day dứt khôn nguôi của người anh hùng lỡ thời có chí lớn nhưng lực bất tòng tâm. Đó chính là cái chí lớn của người anh hùng. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 42, soạn Văn 12 tập 1 KNTT trang 42

Bình luận

Giải bài tập những môn khác