5 phút soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 59

5 phút soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 59. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 2. NHỮNG THẾ GIỚI THƠ

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH1: Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển được thể hiện trong bài thơ đó.

CH2: Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong bài thơ.

CH3: Tìm đọc một bài thơ có yếu tố siêu thực (chẳng hạn, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tì bà của Bích Khê, Lá diêu bông của Hoàng Cầm,..). Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một số hình ảnh siêu thực trong bài thơ đó.

CH4: So sánh, đánh giá hình tượng người lính được thể hiện trong tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và một bài thơ cùng để tài mà bạn đã được học hoặc đọc thêm.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH1:

Bài thơ

Đề tài

Chủ đề

Thể thơ

Biểu hiện phong cách cổ điển

Chinh Phụ Ngâm

Nỗi buồn người phụ nữ có chồng đi lính

Ca ngợi tình cảm thủy chung, đồng thời lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa

Thất ngôn bát cú

Sử dụng điển tích, điển cố.

Ngôn ngữ trang trọng, thanh tao.

Hình ảnh thơ ước lệ, mang tính tượng trưng

Truyện Kiều

Cuộc đời gian truân, vất vả của Thúy Kiều

Số phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến, khát khao về hạnh phúc, tự do và tâm lý mỗi người.

Lục bát

Sử dụng điển tích, điển cố.

Ngôn ngữ trang trọng, thanh tao.

Hình ảnh thơ ước lệ, mang tính tượng trưng

Bình Ngô Đại Cáo

Khẳng định chiến thắng vang dội của quân đội Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên thể hiện chủ quyền của đất nước Đại Việt

Cáo

Các hình ảnh, sự kiện có thật trong lịch sử nước ta từ những triều đại khác nhau được lấy làm bằng chứng.

Các điển tích, ngôn ngữ đanh thép, hùng hồn.

CH2

“Người hàng xóm” là một thi phẩm tiêu biểu cho thơ tình của Nguyễn Bính. Bài thơ thể hiện khát khao mãnh liệt nhưng đầy đơn phương của nhà thơ đối với người con gái hàng xóm.

Bầu không khí buồn man mác, bâng khuâng bao trùm toàn bài thơ, xuất phát từ tình yêu không được đáp lại và sự cô đơn, lạc lõng của nhà thơ.

Hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi: "dậu mồng tơi", "bướm trắng", "mây trời", "ánh trăng"... góp phần tạo nên bức tranh thơ lãng mạn, đồng thời thể hiện tâm trạng buồn bã của nhà thơ.

Ngôn ngữ thơ trau chuốt, giàu cảm xúc: Lời thơ nhẹ nhàng, du dương như lời ca dao, dễ đi vào lòng người. Nhịp thơ tự do, uyển chuyển thể hiện sự thổn thức, bâng khuâng trước tình yêu dang dở.

CH3: 

  • Hàn Mặc Tử đã mang cái nhìn siêu thực để quan sát thế giới trong bài thơ “Huyền ảo” . 

  • Ở bài thơ này, xuất hiện nhiều hình ảnh hư ảo, chập chờn, đan xen giữa thực và mộng, đến cả hình ảnh trăng cũng hiện diện lên đầy ám ảnh từ trạng thái vô thức của thi nhân. 

  •  Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như còn biểu thị cả nỗi đau cùng tận, nó được xem như một “linh vật” rất huyền nhiệm, kỳ lạ. 

  • Đồng thời, trăng như “người” thấu hiểu nỗi đau đớn trong lòng thi nhân cùng những tâm tư tình cảm.

  • Và đằng sau những hình ảnh đó là nhiều ý nghĩa sâu xa về cuộc đời, tình người, thân phận cùng những khát khao sống dâng hiến và vượt thoát khỏi những đau thương.

CH4: Gợi ý: So sánh hình ảnh người lính bài thơ Tây Tiến và Đồng Chí

Điểm giống nhau:

  • Cả hai bài thơ đều thể hiện hình ảnh người lính với tinh thần chiến đấu quả cảm, ý chí kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn.

  • Trong "Tây Tiến", người lính hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn, bất chấp hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Trong "Đồng Chí", người lính hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, gắn bó với quê hương và đồng đội.

  • Cả hai bài thơ đều sử dụng ngôn ngữ thơ giàu sức gợi, hình ảnh thơ độc đáo để khắc họa hình tượng người lính.

  • "Tây Tiến" sử dụng nhiều hình ảnh thơ hùng vĩ, dữ dội để thể hiện vẻ đẹp bi tráng của người lính.

  • "Đồng Chí" sử dụng nhiều hình ảnh thơ giản dị, gần gũi để thể hiện vẻ đẹp mộc mạc của người lính.

Điểm khác nhau:

  • Hình ảnh người lính trong "Tây Tiến" mang đậm chất lãng mạn, bi tráng.

  • Họ là những con người "dữ oai hùm", "mắt trừng", "súng ngửi trời", "

  • Họ chiến đấu trong một địa hình hiểm trở, khắc nghiệt

  • Họ mang trong mình một nỗi buồn da diết, một niềm khao khát cháy bỏng về quê hương.

  • Hình ảnh người lính trong "Đồng Chí" mang đậm chất hiện thực, mộc mạc.

  • Họ là những con người xa quê mộc mạc

  • Họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ, nhưng vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng.

  • Họ có tình đồng đội gắn bó, yêu thương nhau như anh em ruột thịt.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 59, soạn Văn 12 tập 1 KNTT trang 59

Bình luận

Giải bài tập những môn khác