5 phút soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 44
5 phút soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 44. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2. NHỮNG THẾ GIỚI THƠ
VĂN BẢN. TÂY TIẾN
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1: Bạn đã học, đã đọc những bài thơ nào viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam? Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà bạn yêu thích.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1: Chú ý
- Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc.
- Các từ ngữ gợi bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến.
CH2: Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những kết hợp từ ngữ khác lạ trong đoạn thơ.
CH3: Chú ý những hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên, con người miền Tây Bắc.
CH4: Hình dung dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn quân Tây Tiến.
CH5: Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh "người đi".
SAU KHI ĐỌC
CH1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là gì?
CH2: Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc được tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đâu.
b. Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến.
c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến.
d. Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
CH3: Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc gì? Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến như thế nào?
CH4: Trong hai đoạn thơ 3, 4, hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Khái quát đặc điểm của hình tượng này.
CH5: Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ. Phân tích một biểu hiện mà bạn cho là đặc sắc.
CH6: Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.
CH7: Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là "xa lạ" với hình ảnh thực tế của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này.
KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1:
- Một số bài thơ viết về đề tài người lính trong cách mạng Việt Nam:
+ Đồng chí – Chính Hữu
+ Thư gửi mẹ - Trần Đăng Khoa
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
+ Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân
ĐỌC VĂN BẢN
CH1:
"Sông Mã": Sông Mã là con sông lưu giữ nhiều kỷ niệm về đồng đội cũ, được nhắc đến như một cái cớ khơi gợi cảm xúc.
- Cụm từ "xa rồi", gợi lên cảm giác tiếc nuối, xót xa đến quặn lòng như bị mất mát một điều gì lớn lao.
- Điệp từ "nhớ" lặp lại hai lần làm cho nỗi nhớ cháy bỏng, da diết đến quặn lòng, day dứt về đồng động.
- Từ láy chơi vơi diễn tả cảm giác bồng bềnh, huyền ảo, lơ lửng.
CH2:
- Câu thơ có 5 thanh trắc tạo nên âm điệu trúc trắc, vừa gợi đường gập ghềnh cheo leo, vừa gợi hơi thở gấp gáp của người lính khi vượt dốc.
- Từ láy "heo hút" gợi nét hoang sơ, vắng vẻ đồng thời vẽ ra thế hùng vĩ.
- Từ "ngửi": thể hiện tư thế hiên ngang, vững chãi của người lính
CH3:
4 câu đầu: Vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan của những chiến binh Tây Tiến.
- Vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến thể hiện rõ nét qua tâm hồn lãng mạn và lạc quan của họ. Cách cảm nhận về cảnh và người của người lính Tây Tiến mang đậm màu sắc lãng mạn.
=> Tác giả cho chúng ta thấy được vẻ đẹp bản sắc phong phú của văn hóa đồng bào miền núi biên cương Tổ quốc, đồng thời, phác họa nên bức tranh chân dung cuộc sống kháng chiến gian khổ mà vui tươi của người lính Tây Tiến.
4 câu sau:
- Nếu khung cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say ngây ngất thì cảnh sông nước Tây Bắc lại gợi lên được cảm giác mênh mang hoang dại mờ ảo tĩnh lặng và chứa chan thi vị. Con người có tâm hồn tài hoa và lãng mạn ấy thất bạt ngàn hồn lau trong gió trong cây như xôn xao một nỗi niềm.
CH4: Người lính Tây Tiến một vẻ đẹp oai hùng, dữ dội, vừa uy nghi và hào hoa.
CH: “Người đi không hẹn ước”: ra đi chiến đấu không một lời hới ngày trở về. Đó là tinh thần chiến đấu tự nguyện, quả cảm, quên mình vì nước "Ra chiến trường chẳng tiếc đời xanh"
SAU KHI ĐỌC
CH1: Nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng về Tây Tiến.
CH2:
a. Nỗi nhớ Tây Bắc dâng trà, không gì có thể kiểm soát được nên đã cất lên thành tiếng gọi
b. Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng.
c. Những ấn tượng ban đầu:
- Những người lính xuất thân từ Hà Nội, phần lớn là học sinh, sinh viên
- Tinh thần nỗ lực, vượt lên khó khăn gian khổ.
- Những người lính hào hoa, lãng mạn
d. Chính sự đa thanh, đa giọng điệu đã làm cho bài thơ có được một nhạc tính phong phú, trong đó sự trầm hùng là chủ đạo. Tây Tiến khi trắc trở, lúc dịu êm; khi chất ngất vút cao, lúc trữ tình tha thiết.
CH3:
- "Doanh trại": nơi sinh hoạt, huấn luyện và làm việc của bộ đội thường mang lại cảm giác nghiêm khắc, khô khan.
- Tác giả sử dụng động từ "bừng" thể hiện nguồn ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ.
- "Hội đuốc hoa" mang ý nghĩa là màu sắc của tình yêu (từ chữ Hán có nghĩa là hoa chúc) tức là vừa rạng rỡ vừa duyên dáng
- "Kìa em" cho thấy sự ngỡ ngàng và kinh ngạc nhưng cũng rất trìu mến
- "Xiêm áo": trang phục xinh xắn, đẹp đẽ
- "khèn" là nhạc cụ đặc biệt ở Tây Bắc, mang nét đặc trưng cho văn hóa nơi đây
- "Man điệu" hàm ý chỉ điệu múa, điệu nhạc mang âm hưởng Tây Bắc
- "E ấp": ngại ngùng, thẹn thùng của chính các thiếu nữ dân tộc thiểu số
=> Tác giả dành tình cảm rất đặc biệt cho thiên nhiên và con người Tây Bắc với những kỉ niệm đẹp nơi đây.
CH4:
- Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá” thể hiện hiện thực tàn khốc: Những ngừi lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.
- Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng
- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
- Vẻ đẹp bi tráng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thân chiếu anh về đất
Sông mã gầm lên khúc độc hành
=> Lí tưởng quên mình, cống hiến đời xanh cho Tổ Quốc, phảng phất chí khí anh hùng của người chiến sĩ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
CH5: Tây Tiến là bản hùng ca bi tráng về thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến. Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.
Nội dung: Nỗi nhớ chiến tranh, vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hình ảnh người lính bi tráng.
Nghệ thuật: Bút pháp tương phản, tính chất bi tráng, giọng điệu trữ tình.
CH6:
Tây Tiến sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ đặc biệt:
- Điệp ngữ: Nhấn mạnh gian khổ, hy sinh ("dốc thăm thẳm", "mồ viễn xứ").
- So sánh: Hình ảnh độc đáo, hùng vĩ ("súng ngửi trời").
- Nhân hóa: Tạo sức sống cho cảnh vật ("Sông Mã gầm lên").
- Giọng điệu: Linh hoạt, thể hiện cảm xúc đa dạng (hào hùng, bi tráng, da diết).
- Hình ảnh thơ: Độc đáo, gợi cảm (Tây Bắc hùng vĩ, người lính bi tráng).
Sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố này tạo nên sức hấp dẫn cho Tây Tiến, giúp Quang Dũng thể hiện thành công vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của người lính Tây Tiến.
CH7: Hình tượng người lính Tây Tiến trong thơ Quang Dũng từng bị cho là "xa lạ" với thực tế do vẻ đẹp lãng mạn, thiên nhiên hùng vĩ và nỗi buồn bi tráng. Tuy nhiên, đây là những khía cạnh tô đậm khát vọng sống, thử thách và hy sinh của họ. Hình tượng này là sáng tạo độc đáo, mang giá trị nghệ thuật riêng. Việc đánh giá "xa lạ" hay "gần gũi" phụ thuộc vào góc nhìn và cách tiếp cận, cần tôn trọng các quan điểm khác nhau.
KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT
Thiên nhiên Tây Bắc trong Tây Tiến dữ dội, thử thách gian khổ. Dốc núi cheo leo, sông suối gầm réo, cái chết rình rập.
Nỗi nhớ quê hương, người thương da diết hòa quyện cùng gian khổ tạo nên bản hùng ca bi tráng.
Vẻ đẹp bi tráng của họ là vẻ đẹp của sự dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
Họ là những anh hùng thầm lặng, góp phần tô điểm cho bản hùng ca lịch sử dân tộc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 12 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 12 tập 1 kết nối tri thức trang 44, soạn Văn 12 tập 1 KNTT trang 44
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận