Siêu nhanh soạn bài Tây Tiến Văn 12 Kết nối tri thức tập 1

Soạn siêu nhanh bài Tây Tiến Văn 12 Kết nối tri thức tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 12 Kết nối tri thức tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 phù hợp với mình.

BÀI 2. NHỮNG THẾ GIỚI THƠ

VĂN BẢN. TÂY TIẾN

I. TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bạn đã học, đã đọc những bài thơ nào viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam? Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà bạn yêu thích. 

Giải rút gọn:

+ Đồng chí – Chính Hữu

+ Thư gửi mẹ - Trần Đăng Khoa

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

+ Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân

+ …

II. ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi: Chú ý

- Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc.

- Các từ ngữ gợi bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến. 

Giải rút gọn:

- "Sông Mã": Sông Mã là con sông lưu giữ nhiều kỷ niệm về đồng đội cũ, được nhắc đến như một cái cớ khơi gợi cảm xúc. 

- Cụm từ "xa rồi", gợi lên cảm giác tiếc nuối, xót xa đến quặn lòng như bị mất mát một điều gì lớn lao. 

- Điệp từ "nhớ" lặp lại hai lần làm cho nỗi nhớ cháy bỏng, da diết đến quặn lòng, day dứt về đồng động. 

- Với cách sử dụng điệp vần ơi trong các tiếng ơi, chơi, vơi tạo âm hưởng mênh mang như kéo dài thêm nỗi nhớ.

Câu hỏi: Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những kết hợp từ ngữ khác lạ trong đoạn thơ.

Giải rút gọn:

Đặc điểm

Chi tiết

Nhịp điệu

2/2/3

Nhạc điệu

nhanh, sử dụng từ láy nhiều

Đối

dốc >< thăm thẳm (chỉ độ sâu)

Kết hợp từ lạ

“dốc thăm thẳm”

Câu hỏi: Chú ý những hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên, con người miền Tây Bắc. 

Giải rút gọn:

Hình ảnh: Khèn, Viên Chăn, lau, độc mộc, đuốc hoa

Câu hỏi: Hình dung dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn quân Tây Tiến.

Giải rút gọn:

“Không mọc tóc”, “quân xanh”, “oai hùm”

Câu hỏi: Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh "người đi". 

Giải rút gọn:

- “Người đi không hẹn ước”: ra đi chiến đấu không một lời hới ngày trở về. Đó là tinh thần chiến đấu tự nguyện, quả cảm, quên mình vì nước "Ra chiến trường chẳng tiếc đời xanh" => Lí tưởng cứu nước, tinh thần xả thân ấy đẹp đẽ, thiêng liêng.

III. SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là gì?

Giải rút gọn:

Nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng về Tây Tiến. 

Câu 2: Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau: 

a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc được tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đâu.

b. Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. 

c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến.

d. Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Giải rút gọn:

a. Nỗi nhớ Tây Bắc dâng trà, không gì có thể kiểm soát được nên đã cất lên thành tiếng gọi

b. Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng.

c. Những ấn tượng ban đầu:

- Những người lính xuất thân từ Hà Nội, phần lớn là học sinh, sinh viên

- Tinh thần nỗ lực, vượt lên khó khăn gian khổ.

- Những người lính hào hoa, lãng mạn

d. Chính sự đa thanh, đa giọng điệu đã làm cho bài thơ có được một nhạc tính phong phú, trong đó sự trầm hùng là chủ đạo. Tây Tiến khi trắc trở, lúc dịu êm; khi chất ngất vút cao, lúc trữ tình tha thiết. 

Câu 3: Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc gì? Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến như thế nào?

Giải rút gọn:

- Hình ảnh mọi người vui vẻ bên ánh lửa trại, thể hiện tình quân dân gắn bó, đùm bọc, che chở.

- Nổi bật lên hình tượng người lính Tây Tiến dù đứng trước nguy hiểm vẫn lạc quan, yêu đời.

Câu 4: Trong hai đoạn thơ 3, 4, hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Khái quát đặc điểm của hình tượng này. 

Giải rút gọn:

- Hình tượng người lính Tây Tiến: “đoàn binh không mọc tóc”, “xanh màu lá”, “dữ oai hùm”, “mắt trừng”, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, “người đi không hẹn ước”…

- Vẻ đẹp  bi tráng, hào hùng lẫm liệt nhưng không kém phần lãng mạn

Câu 5: Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ. Phân tích một biểu hiện mà bạn cho là đặc sắc.

Giải rút gọn:

+ Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người: địa hình gập ghềnh, hiểm trở với núi cao, vực thẳm, sông sâu; thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn nhưng cũng toát lên vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình với tất cả vẻ quyến rũ, làm say lòng người.

+ Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến: những khó khăn, thử thách không ngăn được bước chân người lính vốn là những chàng trai Hà Thành hào hoa, tinh tế; những nét bi thương "không mọc tóc,", "mồ viễn xứ",... là những âm trầm trong bản hùng ca về những con người "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

Câu 6: Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.

Giải rút gọn:

- Phối hợp, hòa trộn nhiều sắc thái phong cách ngôn ngữ với những lớp từ vựng đặc trưng. Có ngôn ngữ trang trọng mang màu sắc cổ kính (đoàn binh, viễn xứ, biên cương, khúc độc hành,…); 

 - Có ngôn ngữ thông tục, sinh động của tiếng nói hàng ngày (bỏ quên đời, cọp trêu người, không mọc tóc, chẳng tiếc đời xanh,…)

- Kết hợp từ độc đáo, mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ (nhớ chơi vơi, súng ngửi trời, hoa đong đưa, dáng kiều thơm,…)

- Sử dụng hệ thống các địa danh, vừa tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người lại vừa gợi được sự hấp dẫn xứ lạ phương xa

Câu 7: Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là "xa lạ" với hình ảnh thực tế của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này.

Giải rút gọn:

- Có sự đánh giá trên có lẽ là vì vẻ đẹp của người lính Tây Tiến hiện lên không chỉ oai hùng mà còn vô cùng lãng mạn.

- Quan điểm: việc sử dụng hình tượng người lính Tây Tiến có thể được hiểu như một phần của quá trình sáng tạo và thể hiện của tác giả. 

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.

Giải rút gọn:

Dưới bàn tay tài hoa của tác giả Quang Dũng, bài thơ "Tây Tiến" đã khắc họa những người chiến sĩ cách mạng một cách oai hùng và thiêng liêng. Đối với họ, cái chết không đáng sợ bằng việc mất nước mất nhà. Dòng Sông Mã, qua tháng năm thăng trầm, đã chứng kiến bao nhiêu đồng chí ngã xuống. Trong tâm tư tình cảm của người lính cụ Hồ, quê hương là điều thiêng liêng. Những chiến sĩ gục lên súng mũ, bỏ quên đời, đã đối mặt với hiểm nguy và vắt sạch sức lực của mình. Nhiều người đã vào giấc ngủ vĩnh hằng, không thể kề vai bên đồng đội nữa. Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, các chiến sĩ vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan, hướng về tương lai và cống hiến sức lực cả đời cho tổ quốc. Sự hi sinh của họ là vô cùng to lớn và mang giá trị lịch sử không thể phai nhòa.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 bài Tây Tiến, Soạn bài Tây Tiến Văn 12 Kết nối tri thức tập 1, Siêu nhanh soạn bài Tây Tiến Văn 12 Kết nối tri thức tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác