Siêu nhanh soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến sáng tạo trong một tác phẩm văn học Văn 12 Kết nối tri thức tập 1

Soạn siêu nhanh bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến sáng tạo trong một tác phẩm văn học Văn 12 Kết nối tri thức tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 12 Kết nối tri thức tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN KỂ

VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VIỆC VAY MƯỢN – CẢI BIẾN – SÁNG TẠO TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC

TRONG KHI ĐỌC

Câu 1: Giới thiệu tác phẩm, mối quan hệ giữa hai tác phẩm thuộc hai kiểu loại văn bản.

Giải rút gọn:

Sự hồi sinh độc đáo và thú vị nhất của mẫu gốc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được thể hiện ở truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời của Hoà Vang. Người cầm bút “mang hồn cổ tích” này thực sự đã tạo nên một sinh mệnh mới cho câu chuyện xưa.

Câu 2: Chủ đề và cốt truyện của hai tác phẩm: sự biến đổi, tính hợp lí của sự biến đổi.

Giải rút gọn:

Chủ đề và cốt truyện của hai tác phẩm : Vẫn giữ nguyên cốt truyện dân gian: Sơn Tinh Thủy Tinh đến nhạ vua Hùng kén rể.

Tuy nhiên, đối với Hòa Vang, ông đã biến đổi Sơn Tinh Thủy Tinh “nhưng đã chuyển hướng tác phẩm của mình sang một chủ đề hoàn toàn mới: khám phá vẻ đẹp bí ẩn, kì diệu của tình yêu; sự phong phú, phức tạp của tâm hồn con người. Xuất phát từ cảm hứng này, Hoà Vang đã tạo dựng một cốt truyện với hàng loạt xung đột mới: xung đột giữa Thuỷ Tinh và vua Hùng, xung đột giữa Thuỷ Tinh và đám thuỷ thần thuộc hạ, xung đột giữa bổn phận và khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị Nương, ... Đặc biệt, mâu thuẫn Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đã hoàn toàn bị lược bỏ.

Câu 3: Những biến đổi của nhân vật Thủy Tinh so với nguyên mẫu gốc

Giải rút gọn:

Bản gốc

Bản biến đổi

hình tượng Thuỷ Tinh như một ẩn dụ cho sức mạnh hung bạo của tự nhiên, sức tàn phá khủng khiếp của lũ lụt. Các

tác phẩm sau này cũng thường giữ nguyên hình ảnh một Thuỷ Tinh dữ tợn, hung ác, thù dai.

toàn “thoát xác” khỏi hình vóc cũ để hiện lên với vẻ đẹp hoàn hảo của một người tình lí tưởng. Dáng vẻ bên ngoài đẹp và buồn, cường tráng mà hào hoa; tâm hồn sôi nổi, nồng nhiệt mà vẫn dịu dàng, điềm đạm trước người yêu.

Thủy Tinh của Hòa Vang cũng có những rung động đầu đời. Chàng có những cảm xúc đa dạng. Và việc dâng nước, lũ lụt không phải vì Thủy Tinh muốn so đo với Sơn Tinh mà là bị những nỗi nhớ thương, đau khổ, hành hạ.

Câu 4: Sáng tạo mới về nhân vật của Hoà Vang so với truyền thuyết.

Giải rút gọn:

Trong cốt truyện gốc, Mị Nương chỉ là nhân vật được nhắc tên, không có nổi một lời thoại.

Thế nhưng trong truyện của Hòa Vang, Mị Nương đã bộc lộ lên những cảm xúc khác nhau. Mị Nương là nhân vật điển hình để nhà văn ca ngợi sức sống của nhân tính và sức hút mãnh liệt của nhân thế.

Câu 5: Dùng luận điểm bàn về ngôn ngữ nghệ thuật để kết luận.

Giải rút gọn:

Trong Sự tích những ngày đẹp trời, Hoà Vang mang lại ánh sáng lung linh cho câu chuyện bằng lời kể giàu chất thơ, giàu cảm hứng lãng mạn.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Theo tác giả bài viết, trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi những phương diện cơ bản nào của mẫu gốc

Giải rút gọn:

Những phương diện mà Hòa Vang biến đổi: Chủ đề, cốt truyện và nhân vật.

Câu 2: Khi bàn về sự “biến đổi” của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở “mẫu gốc”. theo bạn, tác giả bài viết đã có những phát hiện mới mẻ nào?

Giải rút gọn:

Lựa chọn chủ đề ca ngợi tình yêu, Hoà Vang đã không đi theo hướng đó mà chú

trọng khám phá nguyên nhân làm nảy sinh bì kịch tình yêu Thuỷ Tinh - Mị Nương.

Câu 3: Nêu nhận xét ngắn gọn về cách đánh giá của tác giả bài viết đối với những điểm sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo. 

Giải rút gọn:

Sáng tạo những xung đột mới, những tình tiết mới, Hoà Vang đã mang lại khả năng phản ánh hiện thực phong phú và gia tăng sức cuốn hút cho cốt truyện.

Câu 4: Qua việc tìm hiểu bài viết tham khảo, hãy chia sẻ thu hoạch của bạn trong việc rèn kĩ năng viết bài nghị luận về vấn đề tiếp thu, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học

Giải rút gọn:

- Nắm vững kiến thức về vấn đề tiếp thu, cải biến, sáng tạo trong văn học

- Nâng cao kỹ năng phân tích tác phẩm văn học

- Rèn luyện kỹ năng lập luận và trình bày

- Tham khảo các bài viết mẫu để học hỏi kinh nghiệm

THỰC HÀNH VIẾT

Câu 1: Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học

Giải rút gọn:

Truyện Kiều, kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, không chỉ vang danh bởi giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn bởi tài năng nghệ thuật xuất chúng của tác giả, thể hiện qua việc vay mượn, cải biến và sáng tạo một cách độc đáo. Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác phẩm văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không đơn thuần sao chép mà đã biến hóa, sáng tạo trên cơ sở tiếp thu những giá trị văn hóa, nghệ thuật của tác phẩm gốc.

Trên nền tảng cốt truyện vay mượn, Nguyễn Du đã thổi hồn vào Truyện Kiều bằng những cải biến độc đáo. Kiều trong Truyện Kiều không chỉ là một người con gái tài sắc vẹn toàn mà còn là một người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp, giàu lòng nhân ái, luôn khao khát tự do và hạnh phúc. Những nhân vật khác như Từ Hải, Thúy Vân, Hoạn Thư... cũng được xây dựng với những nét tính cách mới, độc đáo hơn so với nguyên tác.

Cùng với việc thay đổi nhân vật, Nguyễn Du còn bổ sung thêm nhiều chi tiết, tình tiết mới, làm cho cốt truyện thêm sinh động, hấp dẫn.  Về nghệ thuật, Nguyễn Du sử dụng thể thơ lục bát một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo nên nhịp điệu thơ vừa du dương, êm dịu, vừa bi ai, thê lương. Ngôn ngữ thơ trau chuốt, giàu sức gợi cảm, thể hiện tài năng nghệ thuật xuất chúng của Nguyễn Du.

Sự sáng tạo của Nguyễn Du còn thể hiện ở giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều. Tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ nữ. Truyện Kiều cũng thể hiện lòng yêu nước, thương dân của tác giả.

Nhờ sự vay mượn, cải biến và sáng tạo độc đáo, Truyện Kiều đã trở thành một kiệt tác văn học Việt Nam, được nhiều thế hệ độc giả yêu thích và trân trọng. Tác phẩm là minh chứng cho tài năng nghệ thuật phi thường của đại thi hào Nguyễn Du.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 12 Kết nối tri thức tập 1 bài Viết bài văn nghị luận về việc, Soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc Văn 12 Kết nối tri thức tập 1, Siêu nhanh soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc Văn 12 Kết nối tri thức tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác