5 phút soạn Văn 12 tập 2 kết nối tri thức trang 6

5 phút soạn Văn 12 tập 2 kết nối tri thức trang 6. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. HỒ CHÍ MINH “VĂN HOÁ PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI”

VĂN BẢN. TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Bạn từng biết những sáng tác văn học nghệ thuật nào về lãnh tụ Hồ Chí Minh? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về những sáng tác ấy.

CH2: Kể tên các tác phẩm của tác giả Hồ Chí Minh mà bạn đã được học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Vai trò lãnh tụ cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh được khẳng định dựa trên cơ sở nào?

CH2: Liên hệ đến những đánh giá khái quát về Hồ Chí Minh mà bạn đã từng biết

CH3: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh có những điểm gì nổi bật?

CH4: Cơ sở hình thành quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là gì?

CH5: Liên hệ đến những tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc.

CH6: Truyện, kí của Hồ Chí Minh chủ yếu được viết trong những khoảng thời gian nào?

CH7: Liên hệ đến những bài thơ của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc.

CH8: Giữa hai mảng truyện, kí của Hồ Chí Minh có sự khác nhau như thế nào?

CH9: Bạn liên hệ đến những bài thơ đã học đã đọc nào có thể chứng tỏ được sự đa dạng trong phong cách thờ Hồ Chí Minh?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Những tri thức về tiểu sử Hồ Chí Minh trong văn bản đã đem lại cho bạn cảm xúc, suy nghĩ gì?

CH2: Bạn hiểu như thế nào về sự thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học ở tác giả Hồ Chí Minh?

CH3: Khi nêu công khai quan điểm sáng tác của mình, Hồ Chí Minh muốn hướng tới điều gì? Dựa trên sự suy luận và những kiến thức đã học, hay cho biết quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh đã có tác động như thế nào đến xu hướng phát triển của nền văn học cách mạng Việt Nam.

CH4: Vì sao có thể nói Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một di sản văn học lớn? Trong di sản văn học đỏ, bộ phận nào chiếm ưu thế về khối lượng? Điều này có thể được giải thích như thế nào?

CH5: Hãy tìm một số bằng chứng khẳng định sức tác động mạnh mẽ của những tác phẩm do Hồ Chí Minh viết ra trong suốt cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

CH6: Tìm trong văn bản những câu hay những ý II giải tính đa dạng của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

CH7: Bạn có cảm nhận và đánh giá như thế nào về tài năng văn học và phẩm chất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh?

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu những thu hoạch bổ ích nhất của bạn khi đọc văn bản Tác giả Hồ Chí Minh.

PHẦN II:  5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: 

  • Những sáng tác văn học nghệ thuật về lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương, “Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan Viên, “Bác ơi” – Tố Hữu,…

  • Những tác phẩm này đã cho thấy sự cống hiến, hi sinh của Bác với đất nước con người Việt Nam thân yêu. 

CH2: Các tác phẩm của tác giả Hồ Chí Minh đã được học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở: "Tuyên ngôn Độc lập" (1945), "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (1946),...

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện rõ qua việc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

CH2: 

  • Những đánh giá khái quát về Bác thường nhấn mạnh đến tầm vóc lịch sử, tinh thần yêu nước, và khả năng lãnh đạo của Bác trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. 

  • Các nhận định từ các nhà lãnh đạo và học giả quốc tế cũng thể hiện sự ngưỡng mộ đối với tầm nhìn và sự quả cảm của Bác trong việc đấu tranh cho độc lập và tự do của Việt Nam.

  •  Đồng thời, Bác cũng được nhớ đến như một nhà thơ, với những sáng tác thơ phản ánh tình yêu quê hương và tinh thần lạc quan, kiên cường trong mọi hoàn cảnh.

CH3: Mỗi tác phẩm phải trở thành vũ khí, mang tính chiến đấu cao, đạt hiệu quả thiết thực, dễ tiếp nhận với đại chúng, có thể “soi đường cho quốc dân đi”.

CH4: Dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc về tác dụng lớn lao của báo chí, văn học, nghệ thuật trong việc cảm hoá, giáo dục con người và tuyên truyền, vận động cách mạng.

CH5: Liên hệ Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,..

CH6: Truyện, kí của Hồ Chí Minh chủ yếu được ra đời vào những năm hai mươi của thế kỉ XX.

CH7: 

Những bài thơ của Hồ Chí Minh đã được học hoặc đã đọc: “Cảnh rừng Pác Bó", "Bài ca Trần Hưng Đạo", "Ai sang Niu Yoóc mà coi", và "Bài ca du kích".

  • Những bài thơ này là nguồn cảm hứng mạnh mẽ

  • Chúng cũng phản ánh cái nhìn sâu sắc và triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh

CH8: 

+ Truyện của Hồ Chí Minh thường mang tính chất giáo dục, tuyên truyền 

+ Kí của Hồ Chí Minh thường là những tác phẩm có tính chất thời sự

CH9 :

Những bài thơ đã học, đã đọc có thể chứng tỏ được sự đa dạng trong phong cách thờ Hồ Chí Minh là:

  • “Đi đường” - Bài thơ này thể hiện tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, dù phải đối mặt với khó khăn và gian khổ.

  • “Cảnh Khuya” - Bài thơ này phản ánh sự yên bình và vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng như tâm trạng trầm tư, suy tưởng của Người.

  • “Tức cảnh Pác Bó” - Bài thơ này thể hiện tình cảm sâu đậm của Người đối với cảnh đẹp nơi Người đã sống và làm việc trong thời gian kháng chiến.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Đã đem lại cho em biết bao cảm xúc biết ơn, ngưỡng mộ và tràn đầy lòng kính trọng với Bác Hồ.

CH2: Người coi sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học không tác rời nhau. 

CH3: 

  • Mỗi tác phẩm phải trở thành vũ khí, mang tính chiến đấu cao, đạt hiểu quả thiết thực, dễ tiếp nhận với đại chúng, có thể “soi đường cho quốc dân đi”.

  • Điều này tạo nên xu hướng văn học cách mạng, mang đầy tính chân thực và tính dân tộc.

CH4: 

Hồ Chí Minh được xem là nhà văn, nhà thơ, nhà báo lớn bên cạnh vai trò lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Di sản văn học của người vô cùng phong phú, đa dạng, với giá trị to lớn về tư tưởng và nghệ thuật.

Lý do:

  • Cuộc đời gắn bó với vận mệnh dân tộc.

  • Tư tưởng cách mạng tiến bộ.

  • Phong cách giản dị, độc đáo.

Bộ phận chiếm ưu thế về khối lượng: Văn chính luận.

Lý do:

  • Hoạt động chính trị là trọng tâm.

  • Khả năng tư duy sắc bén.

CH5: Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Tuyên ngôn độc lập” là những ví dụ về sức tác động mạnh mẽ của văn học Hồ Chí Minh.

CH6: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đa dạng và phong phú, từ văn chính luận đến thơ ca, mỗi thể loại đều thể hiện sự sáng tạo và tài năng của Người.

CH7: Tài năng văn học và phẩm chất nghệ sĩ của Người được thể hiện qua sự sáng tạo không ngừng, khả năng kết hợp giữa chính trị và văn học, cũng như sự tinh tế trong từng tác phẩm, tạo nên những giá trị bền vững cho văn học Việt Nam.

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Gợi ý

  • Qua văn bản “Tác giả Hồ Chí Minh”, em nhận ra sự phong phú và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Người.

  • . Những bài học về tinh thần kiên cường, lạc quan và tình yêu thương con người đã trở thành kim chỉ nam cho thế hệ sau, tiếp tục cổ vũ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là những thu hoạch bổ ích nhất mà em có được.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 12 tập 2 kết nối tri thức trang 6, soạn Văn 12 tập 2 KNTT trang 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác