Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Ôn tập bài 6: Hồ Chí Minh - Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức Ôn tập bài 6: Hồ Chí Minh - Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hồ Chí Minh đã học tập và làm việc ở đâu trước khi về nước lãnh đạo cách mạng? 

  • A. Liên Xô 
  • B. Mỹ 
  • C. Pháp 
  • D. Trung Quốc 

Câu 2: Tại hội nghị nào Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập? 

  • A. Hội nghị Paris 
  • B. Lễ tuyên bố độc lập
  • C. Hội nghị Trung ương Đảng 
  • D. Hội nghị Geneva 

Câu 3: Thể loại nào không có trong di sản văn học của Hồ Chí Minh? 

  • A. Thơ 
  • B. Văn chính luận
  • C. Tiểu thuyết chương hồi
  • D. Kí 

Câu 4: Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

  • A. “Vi hành” 
  • B. “Con người biết mùi hun khói” 
  • C. “Paris” 
  • D. “Bản án chế độ thực dân Pháp” 

Câu 5: Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại nào? 

  • A. Truyện 
  • B. Văn chính luận 
  • C. Kí 
  • D. Thơ 

Câu 6: Đáp án nào sau đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

  • A. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm 
  • B. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc 
  • C. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật” 
  • D. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng. 

Câu 7: Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

  • A. Ngôn ngữ trau chuốt, bóng bẩy 
  • B. Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc 
  • C. Giàu tính luận chiến 
  • D. Giọng điệu uyển chuyển 

Câu 8: Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại văn học nào? 

  • A. Truyện ngắn 
  • B. Tùy bút 
  • C. Văn chính luận 
  • D. Văn nhật dụng

Câu 9: Thông tin nào sau đây nói chính xác về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh? 

  • A. Ngày 19/8/1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập” 
  • B. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2/9/1945 
  • C. Ngày 26/8/1945, Bác từ chiến khi Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” 
  • D. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” 

Câu 10: Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản tuyên ngôn nào của nước Mỹ? 

  • A. Tuyên ngôn độc lập của Pháp
  • B. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
  • C. Tuyên ngôn nhân quyền
  • D. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc

Câu 11: Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập?

  • A. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân.
  • B. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
  • C. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
  • D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập.

Câu 12: Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...] :

"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

  • A. "nhân đạo và chính nghĩa".
  • B. "dân chủ và tiến bộ xã hội".
  • C. “luật pháp và công lí”
  • D. "lẽ phải và công lí".

Câu 13: Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 

  • A. Khi bị giam trong nhà lao Thiên Bảo, nhìn núi rừng qua cửa sổ 
  • B. Buổi chiều, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
  • C. Khi Bác được trả tự do 
  • D. Khi bị giải đi Ung Ninh bằng thuyền trên sông 

Câu 14: Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ thứ mấy trong tập “Nhật kí trong tù”? 

  • A. 1
  • B. 13 
  • C. 31 
  • D. 131 

Câu 15: Hình ảnh “chim”, “mây” trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh có giá trị: 

  • A. Tả cảnh chiều tối 
  • B. Gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình 
  • C. Vừa tả cảnh vừa gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình 
  • D. Gợi sự cô đơn, mệt mỏi của người tù trên đường chuyển lao 

Câu 16: Trong bài thơ “Chiều tối”, thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng hiệu quả? 

  • A. Bút pháp trào phúng 
  • B. Bút pháp lãng mạn 
  • C. Bút pháp tượng trưng 
  • D. Bút pháp cổ điển hiện đại 

Câu 17: Bài thơ “Rằm tháng giêng” được sáng tác theo thể thơ nào? 

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt 
  • B. Thất ngôn bát cú 
  • C. Ngũ ngôn 
  • D. Thơ tự do 

Câu 18: Chủ đề chính của bài thơ "Nguyên tiêu" là gì?

  • A. Thiên nhiên
  • B. Tình yêu
  • C. Nỗi cô đơn và nỗi nhớ
  • D. Đất nước

Câu 19: Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết vào thời gian nào? 

  • A. Năm 1945 
  • B. Năm 1925 
  • C. Năm 1930 
  • D. Năm 1947

Câu 20: Trong văn bản, hình ảnh nào được dùng để chỉ trích thực dân Pháp?

  • A. Va-ren
  • B. Phan Bội Châu
  • C. Trời đất
  • D. Quê hương

Câu 21: Phan Bội Châu được biết đến như một nhân vật lịch sử nào?

  • A. Một nhà thơ
  • B. Một nhà văn
  • C. Một nhà cách mạng
  • D. Một nhà triết học

Câu 22: Với hình thức và thái độ đối xử là im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc lộ tính cách của mình như thế nào ?

  • A. Không dễ làm quen với người ngoại quốc.
  • B. Căm phẫn vì phải ngồi tù.
  • C. Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường.
  • D. Đồng tình với những lời nói của Va-ren.

Câu 23: Biện pháp nào sau đây không đúng khi muốn làm tăng tính phủ định trong văn bản nghị luận? 

  • A. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định
  • B. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định 
  • C. Sử dụng phổ biến kiểu câu hỏi thể hiện ý nghi ngờ, chất vấn 
  • D. Sử dụng các danh từ, đại từ thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực để chỉ đối tượng bị đả kích 

Câu 24: Trong văn bản nghị luận, việc sử dụng từ ngữ có tính phủ định nào sau đây giúp làm rõ quan điểm?

  • A. Chắc chắn
  • B. Không thể
  • C. Sẽ
  • D. Có thể

Câu 25: Xác định từ khóa làm tăng tính khẳng định trong câu văn sau: 

“Giáo dục không chỉ là nền tảng phát triển cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Chắc chắn rằng một xã hội có nền giáo dục tốt sẽ tạo ra những công dân có trách nhiệm và sáng tạo.” 

  • A. Không chỉ là 
  • B. Chắc chắn rằng 
  • C. Mà còn 
  • D. Yếu tố quyết định

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác