Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối bài 6 Văn bản 3: Mộ, Nguyên tiêu (Chiều tối - Hồ Chí Minh), Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng - Hồ Chí Minh)

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 bài 6 Văn bản 3: Mộ, Nguyên tiêu (Chiều tối - Hồ Chí Minh), Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng - Hồ Chí Minh) Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải nội dung bài "Chiều tối"?

  • A. "Chiều tối" thể hiện nghị lực lớn của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày.
  • B. "Chiều tối" thể hiện niềm vui quên mình của người tù Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày.
  • C. "Chiều tối" thể hiện sự bất công của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch
  • D. "Chiều tối" thể hiện tâm hồn chan hoà thiên nhiên của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 2: Hai câu đầu bài thơ “Chiều tối” gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì rõ nhất?

  • A. Sự cô đơn, trống vắng                    
  • B. Sự mệt mỏi, cô quạnh
  • C. Sự buồn chán, hiu hắt                      
  • D. Sự bâng khuâng, buồn bã

Câu 3: Bản dịch bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh chưa dịch được hình ảnh nào?

  • A. "Quyện điểu".
  • B. "Thiên không".
  • C. "Cô vân".
  • D. "Sơn thôn thiếu nữ".

Câu 4: Hình ảnh “chim”, “mây” trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh có giá trị: 

  • A. Tả cảnh chiều tối 
  • B. Gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình 
  • C. Vừa tả cảnh vừa gửi gắm tâm trạng của nhân vật trữ tình 
  • D. Gợi sự cô đơn, mệt mỏi của người tù trên đường chuyển lao 

Câu 5: Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh cho thấy chiều đang xuống và bóng tối bỗng bao trùm lên mọi cảnh vật. Người đọc nhận ra điều đó là nhờ yếu tố nào? 

  • A. Cảnh cô em xóm núi xay ngô tối 
  • B. Cảnh đám mây trôi lững lờ trên không 
  • C. Cảnh chiếc lò than đỏ rực ở cuối bài 
  • D. Cảnh đàn chim gấp gáp tìm chỗ ngủ 

Câu 6: Mục đích của Bác Hồ khi viết tập thơ “Nhật kí trong tù” là gì?

  • A. Để tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.
  • B. Để giác ngộ các tầng lớp thanh niên, nâng cao trình độ hoạt động cách mạng cho họ.
  • C. Để lên án sự cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
  • D. Để “ngâm ngợi cho khuây” trong những ngày ở tù khi chờ đợi cuộc sống tự do.

Câu 7: Bài thơ Mộ (Chiều tối) là bài thơ thứ mấy trong tập “Nhật kí trong tù”? 

  • A. 1
  • B. 13 
  • C. 31 
  • D. 131 

Câu 8: Dòng nào nêu đúng những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển của bài thơ “Chiều tối”? 

  • A. Thể thơ và cách miêu tả 
  • B. Thể thơ và thi liệu 
  • C. Ngôn từ và hình ảnh 
  • D. Âm hưởng và cách ngắt nhịp 

Câu 9: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? 

  • A. Thất ngôn tứ tuyệt 
  • B. Thất ngôn bát cú 
  • C. Ngũ ngôn 
  • D. Thơ tự do 

Câu 10: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 

  • A. Khi bị giam trong nhà lao Thiên Bảo, nhìn núi rừng qua cửa sổ 
  • B. Buổi chiều, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo 
  • C. Khi Bác được trả tự do 
  • D. Khi bị giải đi Ung Ninh bằng thuyền trên sông 

Câu 11: Bài thơ “Chiều tối” được viết bằng: 

  • A. Chữ Quốc ngữ 
  • B. Chữ Nôm 
  • C. Tiếng Pháp
  • D. Chữ Hán 

Câu 12: Nguyên văn chữ Hán, tên bài Chiều tối của Hồ Chí Minh là:

  • A. Hoàng hôn.
  • B. Mộ.
  • C. Tảo giải.
  • D. Vãn cảnh.

Câu 13: Bài thơ “Chiều tối” được trích trong: 

  • A. Tập thơ “Nhật kí trong tù” 
  • B. Tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” 
  • C. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” 
  • D. Tác phẩm “Đường Cách mệnh”

Câu 14: Hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Cảnh vật con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi núi rừng khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót.
  • B. Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
  • C. Không có tác động gì đến khung cảnh.
  • D. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh thêm lạnh lẽo, hoang vu.

Câu 15: Trong bài thơ “Chiều tối”, thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng hiệu quả? 

  • A. Bút pháp trào phúng 
  • B. Bút pháp lãng mạn 
  • C. Bút pháp tượng trưng 
  • D. Bút pháp cổ điển hiện đại  

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác