Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối bài 6 Thực hành tiếng Việt: Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 bài 6 Thực hành tiếng Việt: Một số biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Biện pháp nào dưới đây thường được sử dụng để tăng tính khẳng định trong văn bản nghị luận?

  • A. So sánh
  • B. Liệt kê
  • C. Nêu dẫn chứng
  • D. Phủ định

Câu 2: Trong văn bản nghị luận, việc sử dụng từ ngữ có tính phủ định nào sau đây giúp làm rõ quan điểm?

  • A. Chắc chắn
  • B. Không thể
  • C. Sẽ
  • D. Có thể

Câu 3: Biện pháp nào sau đây không đúng khi muốn làm tăng tính khẳng định trong văn bản nghị luận? 

  • A. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định
  • B. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định 
  • C. Sử dụng phổ biến kiểu câu khiến, thể hiện ý khẳng định 
  • D. Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ nhấn mạnh ý được khẳng định 

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không đúng khi muốn làm tăng tính phủ định trong văn bản nghị luận? 

  • A. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa khẳng định
  • B. Sử dụng các từ ngữ mang nghĩa phủ định 
  • C. Sử dụng phổ biến kiểu câu hỏi thể hiện ý nghi ngờ, chất vấn 
  • D. Sử dụng các danh từ, đại từ thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực để chỉ đối tượng bị đả kích 

Câu 5: Để phủ định một ý kiến, bạn nên sử dụng biện pháp nào?

  • A. Đưa ra ví dụ cụ thể
  • B. Nêu rõ ý kiến phản biện
  • C. Lặp lại ý kiến chính
  • D. Sử dụng từ ngữ mang nghĩa khẳng định 

Câu 6: Khi tác giả muốn nhấn mạnh một quan điểm trong văn bản nghị luận, họ có thể sử dụng:

  • A. Các câu hỏi tu từ
  • B. Những câu có chứa từ "có thể"
  • C. Câu khẳng định mạnh mẽ
  • D. Câu phủ định

Câu 7: Câu nào sau đây thể hiện tính khẳng định mạnh mẽ?

  • A. Có thể nói rằng
  • B. Rất có thể
  • C. Điều này không thể phủ nhận
  • D. Chúng ta nên xem xét

Câu 8: Câu nào sau đây là ví dụ điển hình cho việc sử dụng phủ định trong nghị luận để tạo sức thuyết phục?

  • A. Mọi người đều đồng ý rằng
  • B. Không ai có thể phủ nhận rằng
  • C. Có thể thấy rằng
  • D. Chúng ta nên xem xét rằng

Câu 9: Xác định từ khóa làm tăng tính khẳng định trong câu văn sau: 

“Giáo dục không chỉ là nền tảng phát triển cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Chắc chắn rằng một xã hội có nền giáo dục tốt sẽ tạo ra những công dân có trách nhiệm và sáng tạo.” 

  • A. Không chỉ là 
  • B. Chắc chắn rằng 
  • C. Mà còn 
  • D. Yếu tố quyết định

Câu 10: Một ví dụ cho việc tăng tính khẳng định là gì? 

  • A. “Tôi không nghĩa như vậy” 
  • B. “Tôi khẳng định rằng điều đó là sai” 
  • C. “Có thể là như vậy” 
  • D. “Ít khi tôi làm như vậy” 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác