Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối bài 6 Văn bản 2: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Kết nối có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 bài 6 Văn bản 2: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không có trong Tuyên ngôn Độc lập?

  • A. Nhắc đến quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc
  • B. Phê phán các thế lực thực dân xâm lược
  • C. Đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế
  • D. Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

Câu 2: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
  • B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
  • C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
  • D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 3: Dòng nào dưới đây không thể hiện đúng giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập?

  • A. Là một áng văn chính luận mẫu mực
  • B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép
  • C. Ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể
  • D. Sử dụng chất liệu văn học dân gian

Câu 4: Chi tiết: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” tố cáo tội ác của Pháp ở lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế
  • B. Chính trị
  • C. Văn hóa
  • D. Xã hội

Câu 5: Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào? 

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh 
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh 
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á 
  • D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. 

Câu 6: Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại văn học nào? 

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tùy bút 
  • C. Văn chính luận 
  • D. Văn nhật dụng

Câu 7: Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần?

  • A. Hai 
  • B. Ba 
  • C. Bốn 
  • D. Năm 

Câu 8: Mục đích chính của Tuyên ngôn Độc lập là gì? 

  • A. Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
  • B. Kêu gọi kháng chiến chống thực dân Pháp
  • C. Tuyên truyền về chủ nghĩa xã hội
  • D. Đề cao sức mạnh quân sự của Việt Nam

Câu 9: Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn bản tuyên ngôn nào của nước Mỹ? 

  • A. Tuyên ngôn độc lập của Pháp
  • B. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
  • C. Tuyên ngôn nhân quyền
  • D. Tuyên ngôn của Liên hợp quốc

Câu 10: Tuyên ngôn Độc lập được đọc ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Sài Gòn
  • C. Quảng trường Ba Đình
  • D. Huế

Câu 11: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập là:

  • A. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791)
  • B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Độc lập của Pháp (1791)
  • C. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ ( 1776)
  • D. Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)

Câu 12: Tuyên bố: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" là nhằm để:

  • A. Khẳng định nhân quyền.
  • B. Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.
  • C. Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.
  • D. Khẳng định nhân quyền và dân quyền.

Câu 13: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
  • B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
  • C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
  • D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 14: Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

  • A. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
  • B. Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
  • C. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
  • D. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Câu 15: Đáp án nào không thể hiện ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp?

  • A. Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và người Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại
  • B. Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng
  • C. Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 dân tộc, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.
  • D. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc khác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác