Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 2 Đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 2 Đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?

  • A. $x^{2} + y + 1$;
  • B. $x^{3} – 2x^{2} + 3$;
  • C. $xy + x^{2} – 3$;
  • D. xyz – yz + 3.

Câu 2: Trong các biểu thức sau, đâu là đơn thức một biến?

  • A. 2x;
  • B. 2xy;
  • C. x$^{2}$ + 1;
  • D. t$^{2}$ + t.

Câu 3: Cho đa thức $f(x) = ax^{3} + bx^{2} + cx + d$. Chọn câu đúng?

  • A. Nếu a + b + c + d = 0 thì đa thức f(x) có một nghiệm x = 1;
  • B. Nếu a – b + c – d = 0 thì đa thức f(x) có một nghiệm x = –1;
  • C. Cả A và B đều đúng;
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = a;
  • B. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = 1;
  • C. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(0) = a;
  • D. x = a là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = 0.

Câu 5: Quan hệ giữa quãng đường chuyển động y (m) và thời gian chuyển động x (giây) của chuyển động rơi tự do được biểu diễn gần đúng bởi công thức y = 5x$^{2}$. Người ta thả rơi tự do một vật nặng từ độ cao 200 m xuống đất. Hỏi khi vật nặng còn cách mặt đất 20 m thì nó đã rơi được thời gian bao lâu?

  • A. 4 giây;
  • B. 5 giây;
  • C. 6 giây;
  • D. 7 giây.

Câu 6: Thu gọn đa thức $P(x) = x^{2} + 2x^{2} + 6x + 2x – 3$ ta được:

  • A. P(x) = x$^{2}$ + 8x – 3;
  • B. P(x) = 3x$^{2}$ – 8x + 3;
  • C. P(x) = 3x$^{2}$ + 8x – 3;
  • D. P(x) = x$^{2}$ – 8x – 3.

Câu 7: Biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc tích của một số với lũy thừa có số mũ nguyên dương của một biến là

  • A. Đa thức một biến;
  • B. Đơn thức một biến;
  • C. Đơn thức;
  • D. Đa thức.

Câu 8: Cho đơn thức một biến: 3x$^{2}$. Hệ số của đơn thức là

  • A. 3;
  • B. x;
  • C. 2;
  • D. 9.

Câu 9: Cho đa thức sau f(x) = x$^{2}$ + 10x + 9. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho:

  • A. –9;
  • B. 1;
  • C. 0;
  • D. –4.

Câu 10: Cho đa thức f(x), nếu f(a) = 0, f(b) ≠ 0 thì:

  • A. x = a, x = b là hai nghiệm của đa thức f(x);
  • B. Chỉ có x = a là nghiệm của đa thức f(x);
  • C. Chỉ có x = b là nghiệm của đa thức f(x);
  • D. x = a, x = b không là nghiệm của đa thức f(x).

Câu 11: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối với bé gái công thức tính cân nặng chuẩn là C = 9 + 2(N – 1) (kg) với N là số tuổi của bé gái. Cân nặng chuẩn của bé gái 4 tuổi là:

  • A. 15 kg;
  • B. 16 kg;
  • C. 17 kg;
  • D. 18 kg.

Câu 12: Biểu thức biểu thị quãng đường ô tô chạy trong 2,5 (h), với vận tốc x km/h là:

  • A. 25x;
  • B. 2,5x;
  • C. 5x;
  • D. 1,25x.

Câu 13: Cho Q(x) = ax$^{2}$ – 2x – 3. Giá trị a để Q(x) nhận x = 1 là nghiệm là:

  • A. a = 1;
  • B. a = –5;
  • C. a = 5;
  • D. a = –1.

Câu 14: Sắp xếp đa thức $–y^{4} + y^{7} – 3y^{2} + 8y^{5} – y$ theo lũy thừa tăng dần của biến y ta được:

  • A. $y – 3y^{2} – y^{4} + 8y^{5} + y^{7}$;
  • B. $–y – 3y^{2} + y^{4} + 8y^{5} + y^{7}$;
  • C. $y – 3y^{2} + y^{4} + 8y^{5} + y^{7}$;
  • D. $–y – 3y^{2} – y^{4} + 8y^{5} + y^{7}$.

Câu 15: Biểu thức A = (x + 1)(x$^{2}$ + 2) có bao nhiêu nghiệm?

  • A. 0;
  • B. 1;
  • C. 2;
  • D. 3.

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Một số thực khác 0 được coi là đơn thức với số mũ của biến bằng 1;
  • B. Mỗi số được xem là một đa thức (một biến);
  • C. Số 0 được gọi là đa thức không;
  • D. Mỗi đơn thức cũng là một đa thức.

Câu 17: Hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức $–7x^{5} – 9x^{2} + x^{6} – x^{4} + 10$ lần lượt là:

  • A. –7 và 10;
  • B. 10 và –7;
  • C. 10 và 1;
  • D. 1 và 10.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây sai?

  • A. Bậc của đa thức một biến là số mũ cao nhất của biến trong đa thức đó;
  • B. Một số khác 0 là đa thức bậc 0;
  • C. Đa thức không (số 0) không có bậc;
  • D. Trong dạng thu gọn của đa thức, hệ số của lũy thừa với số mũ cao nhất của biến là hệ số cao nhất, số hạng không chứa biến là hệ số tự do của đa thức.

Câu 19: Bậc của đa thức $Q(x) = 9x^{4} + 6x – 3x^{5} – 1$ là:

  • A. 4;
  • B. 5;
  • C. 9;
  • D. 6.

Câu 20: Chọn khẳng định sai?

  • A. Mỗi số được xem là một đa thức (một biến);
  • B. Số 0 không phải là đa thức;
  • C. Mỗi đơn thức cũng là một đa thức;
  • D. Đa thức một biến là tổng những đơn thức của cùng một biến.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác