Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài tập cuối chương VII
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài tập cuối chương VII - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho ∆ABC cân tại A, trung tuyến AM, đường trung trực của AC cắt AM ở D. Khẳng định đúng là
- A. DA = DB;
- B. DA = DM;
- C. DA = DC;
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 2: Điểm E nằm trên tia phân giác góc A của tam giác ABC ta có:
- A. E nằm trên tia phân giác góc B
B. E cách đều hai cạnh AB và AC
- C. E nằm trên tia phân giác góc C
- D. EB = EC
Câu 3: Cho tam giác ABC có AB = AC . Trên cạnh AB và AC lấy các điểm D, E sao cho AD = AE. Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chọn câu sai.
- A. BD = CE;
- B. BE = CD;
- C. BK = KC;
D. DK = KC.
Câu 4: Cho tam giác MNP vuông tại M và góc P bằng 58°. Số đo góc N là
A. 32°;
- B. 90°;
- C. 122°;
- D. 29°.
Câu 5: Cho ∆ABC cân tại A, trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy hai điểm P và Q sao cho AP = AQ. Hai đoạn thẳng CP và BQ cắt nhau tại O. OH và OK lần lượt là khoảng cách từ O đến AB và AC. Khẳng định nào dưới đây sai?
- A. Tam giác OBC cân;
- B. OH ≠ OK;
- C. AO là tia phân giác góc A;
D. OP = OQ.
Câu 6: Cho ∆ABC cân tại B có chu vi là 60cm, đường cao BH. Biết chu vi ∆ABH là 40cm. Độ dài BH là
A. 10 cm;
- B. 20 cm;
- C. 25 cm;
- D. 30 cm.
Câu 7: Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong tam giác ABC. Khi đó O là
- A. Điểm cách đều ba cạnh của tam giác ABC
- B. Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác ABC
- C. Tam đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
D. Đáp án B và C đúng
Câu 8: Cho ∆ABC nhọn có đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. Chọn câu đúng nhất.
- A. ∆AIK cân tại A;
B. ∆AIK vuông cân tại A;
- C. ∆AIK đều;
- D. ∆AIK vuông tại A.
Câu 9: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Qua A kẻ đường thẳng xy sao cho B, C nằm cùng phía với xy. Kẻ BD và CE vuông góc với xy (D, E thuộc xy). Chọn câu đúng.
- A. CE = BD + DE;
B. DE = BD + CE;
- C. DE = BD – CE;
- D. CE = BD – DE.
Câu 10: Cho tam giác ABC vuông tại A, BD là tia phân giác của góc ABC và BA = BE. Số đo góc BED là
- A. 30°;
- B. 60°;
C. 90°;
- D. 50°.
Câu 11: Cho ∆ABC vuông tại A. Trên cạnh BC lấy điểm H sao cho BH = AB. Qua H kẻ đường vuông góc với BC cắt AC tại D. So sánh AD và DC đúng là
- A. AD = DC;
- B. AD > DC;
C. AD < DC;
- D. Không đủ dữ kiện để so sánh.
Câu 12: Cho tam giác PMN có D là hình chiếu của M trên PN, E là hình chiếu của N trên PM. So sánh nào dưới đây đúng?
A. MD + NE < 2MN;
- B. MD + NE = 2MN;
- C. MD + NE > 2MN;
- D. MD + NE ≥ 2MN.
Câu 13: Cho ∆ABC vuông tại A, M là trung điểm của AB. Vẽ AI ⊥ MC tại I, BK ⊥ MC tại K. So sánh nào dưới đây đúng
- A. 3BK > AB + AC;
- B. 3BK = AB + AC;
- C. 3BK ≥ AB + AC;
D. 3BK < AB + AC.
Câu 14: Cho ∆ABC cân tại A. Tia phân giác của góc B và góc C cắt cạnh AC, AB lần lượt ở D và E. Đoạn thẳng có độ dài bằng đoạn thẳng BE là
- A. AE;
- B. DC;
- C. ED;
D. ED và DC.
Câu 15: Cho ∆ABC = ∆MNP. Biết AB = 5 cm, MP = 7 cm và chu vi của ∆ABC là 22 cm. Tính cạnh NP và BC.
- A. NP = BC = 9 cm;
- B. NP = BC = 11 cm;
C. NP = BC = 10 cm;
- D. NP = 9 cm; BC = 10 cm.
Câu 16: Cho tam giác KIL có góc I là 62°. Đường phân giác góc K và góc L cắt nhau tại O. Số đo góc KIO là
- A. 62°;
B. 31°;
- C. 60°;
- D. Không xác định.
Câu 17: Cho tam giác ABC, đường trung tuyến BD, trên tia đối của tia DB lấy điểm E sao cho DE = DB, gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của BC và CE. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của AM, AN với BE. Nhận định đúng nhất là
- A. BI = KE;
- B. BI = IK;
C. BI = IK = KE;
- D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 18: Cho ∆ABC đều. lấy các điểm D, E, F lần lượt trên các cạnh AB, BC, CA sao cho AD = BE = CF.
Nhận định nào dưới đây đúng?
- A. ∆DEF vuông;
- B. ∆DEF vuông cân;
C. ∆DEF đều;
- D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 19: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên hai cạnh góc vuông AB và AC lấy lần lượt hai điểm M và N. So sánh MN và BC.
- A. MN = BC;
B. MN < BC;
- C. MN > BC;
- D. Không đủ điều kiện để so sánh.
Câu 20: Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường trung trực của AB cắt BC tại M. Gọi N là trung điểm của AC. Biết AB = 20 cm. Độ dài MN là
- A. 20 cm;
B. 10 cm;
- C. 5 cm;
- D. 15 cm.
Xem toàn bộ: Giải bài tập cuối chương VII trang 119
Bình luận