Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 13 Tính chất ba đường cao của tam giác
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 13 Tính chất ba đường cao của tam giác - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho ∆ABC có ba góc nhọn (AB < AC), đường cao AH. Lấy D là điểm thuộc đoạn HC, vẽ DE ⊥ AC (E ∈ AC). Gọi K là giao điểm của AH và DE. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. AD // KC;
- B. AD trùng KC;
- C. AD cắt KC nhưng không vuông góc với KC;
D. AD ⊥ KC.
Câu 2: Cho ∆MNO, hai đường cao NF và ME cắt nhau tại H. Phát biểu đúng là
- A. OH là đường phân giác của ∆MNO;
- B. OH là đường trung trực của cạnh MN;
- C. OH là đường trung tuyến của ∆MNO;
D. OH là đường cao của ∆MNO.
Câu 3: Cho tam giác nhọn MNP có hai đường cao NE và PF cắt nhau tại H. Biết NE = PF. Khẳng định đúng là
- A. ∆MNP cân tại N;
- B. ∆MEF cân tại E;
- C. H là trọng tâm ∆MNP;
D. MH ⊥ BC.
Câu 4: Cho ∆ABC cân tại A có $\widehat{A}$ = 45°. Kẻ đường trung tuyến AM, đường trung trực của cạnh AC cắt AB tại D. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = BD. Khẳng định nào sau đây sai?
- A. BE vuông góc với AC;
- B. CD vuông góc với AB;
- C. Ba đường thẳng AM, BE, CD đồng quy tại một điểm;
D. Ba đường thẳng AM, BE, CD không đồng quy tại một điểm.
Câu 5: Trong một tam giác, trực tâm là giao điểm của ba đường nào?
- A. Đường phân giác;
- B. Đường trung tuyến;
- C. Đường trung trực;
D. Đường cao.
Câu 6: Cho ∆ABC nhọn có H là trực tâm. Trực tâm của ∆HAB là:
- A. Điểm B;
- B. Điểm H;
C. Điểm C;
- D. Điểm A.
Câu 7: Cho ∆ABC có $\widehat{A}$ =70°, AB < AC. Tia phân giác $\widehat{A}$ cắt BC tại D, kẻ BF ⊥ AC tại F, lấy điểm E thuộc AC sao cho AE = AB. Gọi H là giao điểm của AD và BF.
Cho các khẳng định sau:
(I) H là trực tâm của ∆ABE;
(II)$\widehat{FHD}$ =160°.
Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Chỉ (I) đúng;
- B. Chỉ (II) đúng;
- C. Cả (I), (II) đều đúng;
- D. Cả (I), (II) đều sai.
Câu 8: Cho ∆ABC cân tại A có M là trung điểm BC, đường cao CN cắt AM tại H. Một tính chất của cặp đường thẳng BH và AC là:
- A. BH // AC;
- B. BH trùng AC;
- C. BH cắt AC nhưng không vuông góc với AC;
D. BH ⊥ AC.
Câu 9: Cho ∆ABC có $\widehat{A}$ > 90°, AD vuông góc với BC tại D, BE vuông góc với AC tại E. Gọi F là giao điểm của đường thẳng AD và BE. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. AB ⊥ FC;
- B. AB // FC;
- C. AB cắt FC nhưng không vuông góc với FC;
- D. AB trùng FC.
Câu 10: Cho ∆ABC vuông tại A, đường trung tuyến BM. Qua M vẽ một đường thẳng vuông góc với BC, cắt đường thẳng AB tại D. Vẽ điểm E sao cho M là trung điểm DE. Cho các khẳng định sau:
(I) M là trực tâm của DBCD.
(II) AE // DC.
(III) AE ⊥ BM;
Số khẳng định đúng là:
- A. 0;
- B. 1;
- C. 2;
D. 3.
Câu 11: Cho ∆ABC cân tại A có $\widehat{A}$ =70°, đường cao BH cắt đường trung tuyến AM (M ∈ BC) tại K. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
- A. K là trực tâm của ∆ABC;
- B. CK ⊥ AB;
- C. $\widehat{HKM}$ =110°;
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 12: Cho ∆ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AH và CH. Một tính chất của cặp đường thẳng BM và AN là:
- A. BM trùng AN;
- B. BM cắt AN nhưng không vuông góc với AN;
C. BM ⊥ AN;
- D. BM // AN.
Câu 13: Cho ∆ABC cân tại A. Gọi H là trực tâm của ∆ABC và $\widehat{BAH}$ =30°. Xét hai khẳng định sau:
(I) ∆ABC là tam giác vuông cân;
(II) ∆ABC là tam giác đều.
Chọn câu trả lời đúng.
- A. Chỉ (I) đúng;
B. Chỉ (II) đúng;
- C. Cả (I) và (II) đều đúng;
- D. Cả (I) và (II) đều sai.
Câu 14: Cho ∆ABC có BD và CE lần lượt là các đường cao hạ từ B, C và BD = CE. Gọi H là giao điểm của BD và CE. Khẳng định nào sau đây sai?
- A. ∆ABC cân tại A;
B. ∆ABC cân tại B;
- C. H là trực tâm của ∆ABC;
- D. AH là đường phân giác của ∆ABC.
Câu 15: Chọn phát biểu sai trong các câu sau.
- A. Ba đường trung tuyến của tam giác đồng quy;
- B. Ba đường phân giác của tam giác đồng quy;
- C. Ba đường trung trực của tam giác đồng quy;
D. Ba đường cao của tam giác không đồng quy.
Câu 16: Cho hình vẽ dưới đây. Đường cao của tam giác ABC là
- A. m; t và k;
- B. m và n;
C. m và k;
- D. m và t.
Câu 17: Cho ∆ABC đều có G là trọng tâm của tam giác. Trực tâm của ∆GAB là:
- A. Điểm G;
- B. Điểm B;
- C. Điểm A;
D. Điểm C.
Câu 18: Cho ∆ABC vuông tại A. Trên cạnh AC lấy điểm M bất kì (M ≠ A, C). Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại N. Từ C kẻ đường thẳng vuông góc với BM tại P. Gọi D là giao điểm của AB và CP. Khẳng định nào sau đây sai?
- A. M là trực tâm của ∆DBC;
- B. DM ⊥ BC;
- C. M, N, D thẳng hàng;
D. AB, MN, CP không đồng quy tại điểm D.
Câu 19: Cho ∆ABC vuông tại A. Trực tâm của tam giác ABC là
- A. điểm M trung điểm của BC;
- B. điểm H nằm trong tam giác ABC;
C. điểm A;
- D. điểm O cách đều ba cạnh của tam giác ABC.
Câu 20: Cho ∆ABC nhọn có AH ⊥ BC (H ∈ BC). Trên AH lấy điểm D sao cho $\widehat{HAB}=\widehat{HCD}$. Một tính chất của cặp đường thẳng BD và AC là:
- A. BD trùng AC;
- B. BD // AC;
C. BD ⊥ AC;
- D. BD cắt AC nhưng không vuông góc với AC.
Xem toàn bộ: Giải bài 13 Tính chất ba đường cao của tam giác
Bình luận