Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 2 Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 2 Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Kết luận nào đúng về giá trị của biểu thức $A=\frac{1}{5}-((\frac{-2}{3})-(\frac{1}{3}+\frac{5}{6}))$?

  • A. A < 2
  • B. A > 2
  • C. A < 1
  • D. A < 0

Câu 2: Cho hai biểu thức sau, khẳng định nào sau đây đúng?

$A=\frac{11}{2}\times 0.62:(\frac{-3}{100});B=\frac{12}{-5}:\frac{8}{45}\times \frac{9}{10}$

  • A. A > B;
  • B. A = B;
  • C. A < B;
  • D. A ≥ B.

Câu 3: Số nào sau đây là kết quả của phép tính $1\frac{3}{5}+0.45\times \frac{2}{3}$

  • A. 1,77;
  • B.$\frac{89}{50}$
  • C.$\frac{17}{50}$
  • D. 1,7.

Câu 4: Tìm x, biết: $(x-\frac{4}{5}):\frac{1}{2}=\frac{-8}{5}$

  • A. x = 0;
  • B. x = 1;
  • C. x = ‒1;
  • D. x = 2.

Câu 5: Chọn khẳng định đúng về quy tắc chuyển vế đối với số hữu tỉ:

  • A. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta giữ nguyên dấu của số hạng đó;
  • B. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu số hạng còn lại;
  • C. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta đổi dấu của tất cả các số hạng trong phép tính;
  • D. Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức thì ta phải đổi dấu số hạng đó.

Câu 6: Tính chất của phép nhân các số hữu tỉ bao gồm:

  • A. Giao hoán, nhân với số 1;
  • B. Kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng và phép trừ;
  • C. Cả đáp án A và B đều đúng;
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 7: Số nào dưới đây là giá trị của biểu thức  $B=\frac{19}{-18}+\frac{11}{15}+\frac{1}{18}+\frac{4}{15}+4$

  • A. 2                      
  • B. 6                     
  • C. 5                     
  • D. 4

Câu 8: Số nghịch đảo của số − 0,8 là:

  • A. 0,8;
  • B. $\frac{-8}{10}$
  • C. $\frac{5}{4}$
  • D. $\frac{-5}{4}$

Câu 9: Kết luận nào đúng khi nói về giá trị của biểu thức 

$B=(\frac{1}{2}-\frac{7}{13}-\frac{1}{3})+(-\frac{6}{13}+\frac{1}{2}+1\frac{1}{3})$

  • A. B > 2
  • B. B = 2
  • C. B < 0                           
  • D. B < 2

Câu 10: Kết quả của phép tính $0.5+(-\frac{3}{7})$ là:

  • A. $-\frac{1}{14}$
  • B. $\frac{2}{7}$
  • C. $\frac{1}{14}$
  • D. $\frac{1}{10}$

Câu 11: Thực hiện phép tính $\frac{1}{3}:(-0.125)$ ta được kết quả là:

  • A. $\frac{8}{3}$
  • B. 2.6
  • C. $-\frac{3}{8}$
  • D. $\frac{-8}{3}$

Câu 12: Cho biết $x+\frac{2}{15}=-\frac{3}{10}$ thì

  • A. $x=\frac{-13}{30}$
  • B. $x=\frac{11}{30}$
  • C. $x=\frac{-5}{150}$
  • D. $x=\frac{65}{150}$

Câu 13: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50,5 km/giờ mất 1 giờ 30 phút. Một chiếc xe máy đi với vận tốc bằng $\frac{5}{6}$ vận tốc của ô tô thì sau bao lâu sẽ đi hết quãng đường AB?

  • A.$\frac{9}{5}$ giờ;
  • B.$\frac{3}{2}$ giờ;
  • C.$\frac{4}{3}$ giờ;
  • D. 2 giờ.

Câu 14: Cho các số hữu tỉ sau: $\frac{1}{2},\frac{-3}{4},\frac{-5}{6},\frac{2}{5}$ . Biểu thức được tạo thành từ các số hữu tỉ trên là:

  • A. $\frac{-3}{4}\times (\frac{1}{2}+\frac{2}{5})=\frac{-5}{6}$
  • B. $\frac{2}{5}\times (\frac{1}{2}+\frac{-3}{4})=\frac{-5}{6}$
  • C. $\frac{-5}{6}\times \frac{1}{2}-\frac{2}{5}=\frac{-3}{4}$
  • D. $\frac{-3}{4}:(\frac{1}{2}+\frac{2}{5})=\frac{-5}{6}$

Câu 15: Số $\frac{-5}{18}$ là hiệu của hai số hữu tỉ nào dưới đây?

  • A. $\frac{3}{18}-\frac{2}{18}$
  • B. $\frac{1}{18}-\frac{2}{9}$
  • C. $-\frac{1}{9}-\frac{1}{6}$
  • D. $\frac{2}{9}-\frac{1}{3}$

Câu 16: Trong bộ số liệu chuẩn, trên thực tế diện tích bề mặt hồ Tây tại Hà Nội là 5,3 km$^{2}$. Minh thiết kế một bản vẽ có tỉ lệ $\frac{1}{150000}$, xác định diện tích bề mặt của hồ là 0,000004 km$^{2}$. Số liệu của Minh chênh lệch như thế nào với số liệu chuẩn?

  • A. Số liệu của Minh nhỏ hơn số liệu chuẩn;
  • B. Số liệu của Minh lớn hơn số liệu chuẩn;
  • C. Số liệu của Minh không chênh lệch so với số liệu chuẩn;
  • D. Không xác định được.

Câu 17: Chọn kết luận đúng nhất về kết quả của phép tính $\frac{-2}{13}+\frac{-11}{26}$

  • A. Là số nguyên âm        
  • B. Là số nguyên dương
  • C. Là số hữu tỉ âm
  • D. Là số hữu tỉ dương

Câu 18: Chọn kết luận đúng nhất về kết quả của phép tính $\frac{5}{12}+\frac{-7}{24}$

  • A. Là số nguyên âm        
  • B. Là số nguyên dương
  • C. Là số hữu tỉ âm
  • D. Là số hữu tỉ dương

Câu 19: Số nào dưới đây là giá trị của biểu thức $B=\frac{2}{11}-\frac{5}{13}+\frac{9}{11}-\frac{8}{13}$

  • A. 2
  • B. -1
  • C. 1
  • D. 0

Câu 20: Tìm x, biết $x:0.112=\frac{1}{5}$

  • A. 0,022;
  • B. 0,0224;
  • C. 0,0448;
  • D. 0,044.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác