Trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào sai?
- A. Nếu a < b và b < c thì a < c.
- B. Nếu tam giác ABc đều thì nó có 2 góc bằng $60^{\circ}$
C. Nếu tứ giác ABCD là hình thoi thì nó là một hình vuông
- D. Nếu a và b chia hết cho c thì a - b cũng chia hết cho c
Câu 2: Cho mệnh đề P: “∀ x ∈ R: |x| ≥ 0” . Phủ định của mệnh đề P là:
- A. $\overline{P}$: “∀ x ∈ R: |x| < 0”;
B. $\overline{P}$: “∃ x ∈ R: |x| < 0”;
- C. $\overline{P}$: “∃ x ∈ R: |x| ≥ 0”;
- D. $\overline{P}$: “∃ x ∈ R: |x| ≠ 0”.
Câu 3: Một chiếc đèn có khối lượng m = 3kg, được treo vào điểm chính giữa dây AB có khối lượng không đáng kể như hình dưới đây. Biết $\widehat{ACB}$=150°, lực kéo của mỗi dây CA, CB là:
- A. 15
- B. 27.6
- C. 38.5
D. 56.8
Câu 4: Xác định tập hợp B={x∈Z|−2≤x<3} bằng cách liệt kê các phần tử.
- A. B = {–2; –1; 1; 2};
- B. B = {0; 1; 2};
C. B = {–2; –1; 0; 1; 2};
- D. B = {–1; 0; 1; 2}.
Câu 5: Cho hình bình hành ABCD, điểm M thỏa mãn $4\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AC}$. Xác định vị trí điểm M.
A. M là trung điểm AC;
- B. Điểm M trùng với điểm C;
- C. M là trung điểm AB;
- D. M là trung điểm AD.
Câu 6: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 5cm, BC = 12cm. Độ dài của $\overrightarrow{AC}$ là
- A. 4cm;
- B. 6cm;
- C. 8cm;
D. 13cm.
Câu 7: Trong các cặp số sau đây, cặp nào không là nghiệm của bất phương trình 2x + y < 1?
- A. (0; 0);
- B. (3; – 7);
- C. (– 2; 1);
D. (0; 1).
Câu 8: Cho tứ giác ABCD,có bao nhiêu vectơ khác vectơ - không, có điểm đầu và cuối là các đỉnh của tứ giác?
- A. 4
- B. 6
- C. 8
D. 12
Câu 9: Cho hình bình hành ABCD. Hai điểm M, N lần lượt là trung điểm của BC và AD. Tìm đẳng thức sai.
- A. $\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{AN}=\overrightarrow{AC}$
- B. $\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{AN}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}$
- C. $\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{AN}=\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{NC}$
D. $\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{AN}=\overrightarrow{DB}$
Câu 10: Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng. Các vectơ $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{BC}$ cùng hướng khi và chỉ khi
A. Điểm B thuộc đoạn AC;
- B. Điểm A thuộc đoạn BC;
- C. Điểm C thuộc đoạn AB;
- D. Điểm B nằm ngoài đoạn AC.
Câu 11: Cho hình lục giác đều ABCDEF tâm O. Số các vectơ khác vectơ-không, cùng phương với $\overrightarrow{OB}$, có điểm đầu và điểm cuối đều là các đỉnh của lục giác là:
- A. 4;
B. 6;
- C. 8;
- D. 10.
Câu 12: Nửa mặt phẳng là miền nghiệm của bất phương trình – x + 2 + 2(y – 2) < 2(1 – x) không chứa điểm nào trong các điểm sau:
- A. (0; 0);
- B. (1; 1);
C. (4; 2);
- D. (1; – 1).
Câu 13: Tam giác ABC có $AB=\sqrt{2},AC=\sqrt{3}$ và $\widehat{C}$=45°. Tính độ dài cạnh BC.
- A.BC=$\sqrt{5}$
B. BC=$\frac{\sqrt{6}+\sqrt{2}}{2}$
- C. BC=$\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{2}$
- D. BC=$\sqrt{6}$
Câu 14: Cho A = (−∞;−2], B = [3; +∞) và C = (0; 4). Khi đó, (A ∪ B) ∩ C là:
- A. [3; 4];
- B. (−∞; −2] ∪ (3; +∞);
C. [3; 4);
- D. (−∞; −2) ∪ [3; +∞).
Câu 15: Cho tam giác ABC có điểm O thỏa mãn $|\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}-2\overrightarrow{OC}|=|\overrightarrow{OA}-\overrightarrow{OB}|$. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Tam giác ABC đều;
- B. Tam giác ABC cân tại C;
C. Tam giác ABC vuông tại C;
- D. Tam giác ABC cân tại B.
Câu 16: Nếu $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{AC}$ thì
- A. Tam giác ABC là tam giác cân;
- B. Tam giác ABC là tam giác đều;
- C. A là trung điểm của đoạn thẳng BC;
D. Điểm B trùng với điểm C.
Câu 17: Cho các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai:
- A. Một tam giác vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại.
- B. Một tam giác đều thì có hai trung tuyến bằng nhau và một góc bằng 60∘.
C. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau.
- D. Một tứ giác là hình chữ nhật thì nó có 3 góc vuông.
Câu 18: Phần không gạch chéo trong hình dưới đây biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình nào?
A. x - 2y + 6 > 0
- B. x−2y+6≥0
- C. x + 2y < 6
- D. x+2y≤6
Câu 19: Giá trị nhỏ nhất của biết thức F(x; y) = x – 2y với điều kiện $\left\{\begin{matrix}0\leq y\leq 5\\ x\geq 0\\x+y-2\geq 0\\x-y-2\leq 0\end{matrix}\right.$ là
A. – 10;
- B. 12;
- C. – 8;
- D. – 6.
Câu 20: Tập nghiệm của phương trình $\frac{x+1}{\sqrt{x+1}}=\sqrt{x+1}$ là?
- A. S = (-1; 1)
B. S = (1; +∞)
- C. S = {-1}
- D. S = (-1; 0)
Câu 21: Xác định parabol (P):y=ax$^{2}$+bx+2 biết rằng Parabol đi qua hai điểm M(1;5) và N(-2;8)
A. y=2x$^{2}$+x+2
- B. y=x$^{2}$+x+2
- C. y=−2x$^{2}$+x+2
- D. y=−2x$^{2}$−x+2
Câu 22: Cho hàm số y = f(x) = |5x|. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. f(2) = 10;
- B. f(-1) = 10;
- C. f(-2) = 1;
- D. f(1) = 10.
Câu 23: Tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và có diện tích S. Nếu tăng cạnh BC lên 2 lần đồng thời tăng cạnh AC lên 3 lần và giữ nguyên độ lớn của góc C thì khi đó diện tích của tam giác mới được tạo nên bằng:
- A. 2S;
- B. 3S;
- C. 4S;
D. 6S.
Câu 24: Tam giác ABC có AB=5,BC=7,CA=8. Số đo góc A bằng:
- A. 30°;
- B. 45°;
C. 60°;
- D. 90°.
Câu 25: Số nghiệm của phương trình $\sqrt{x^{2}+2x+4}=\sqrt{2-x}$
- A. 0
- B. 1
C. 2
- D. 3
Câu 26: Tam giác ABC có ba cạnh là 5, 12, 13. Khi đó, diện tích tam giác là:
A. 30
- B. 20$\sqrt{2}$
- C. 10$\sqrt{3}$
- D. 20
Câu 27: Tập nghiệm của bất phương trình |2x + 1| < x + 2 là:
- A. (0;+∞)
- B. (1;+∞)
- C. (-∞;-1)
D. (-1;1)
Câu 28: Xác định hàm sô bậc hai y=ax$^{2}$−x+c biết đồ thị hàm số đi qua A(1;-2) và B(2;3)
- A. y=3x$^{2}$−x−4
- B. y=x$^{2}$−3x+5
C. y=2x$^{2}$−x−3
- D. y=−x$^{2}$−4x+3
Câu 29: Cho hình thoi ABCD có AC = 8, BD = 5. Tính $\overrightarrow{AB}\times\overrightarrow{AC}$
- A. 24
- B. 26
- C. 28
D. 32
Câu 30: Cho hai tập A = [−2; 1] và B = (0; +∞). Tập hợp B \ A là:
A. (1; +∞);
- B. [1; +∞);
- C. [−2; 0];
- D. [−2; 0).
Câu 31: Bất phương trình 3x – 2(y – x + 1) > 0 tương đương với bất phương trình nào sau đây?
- A. x – 2y – 2 > 0;
B. 5x – 2y – 2 > 0;
- C. 5x – 2y – 1 > 0;
- D. 4x – 2y – 2 > 0.
Câu 32: Cho hệ $\left\{\begin{matrix}2x+3y<5(1)\\ x+\frac{3}{2}y<5(2)\end{matrix}\right.$. Gọi S1 là tập nghiệm của bất phương trình (1), S2 là tập nghiệm của bất phương trình (2) và S là tập nghiệm của hệ thì
A. S1⊂S2
- B.S2⊂S1
- C. S2 = S;
- D. S1 ≠ S.
Câu 33: Số các hoán vị của n phần tử là:
- A. n
- B. n +1
- C. n -1
D. n!
Câu 34: Cho tam giác ABC. Tập hợp các điểm M thỏa mãn $\overrightarrow{MA}(\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC})=0$ là:
- A. một điểm;
- B. đường thẳng;
- C. đoạn thẳng;
D. đường tròn.
Câu 35: Cho bất phương trình 2x+3y−6≤0 (1). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A. Bất phương trình (1) chỉ có một nghiệm duy nhất
- B. Bất phương trình (1) vô nghiệm
C. Bất phương trình (1) luôn có vô số nghiệm
- D. Bất phương trình (1) có tập nghiệm là R
Câu 36: Cho parabol (P):y=ax$^{2}$+bx+c (a≠0). Xét dấu hệ số a và biệt thức Δ khi (P) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt và có đỉnh nằm phía trên trục hoành.
- A. a>0,Δ>0;
- B. a>0,Δ<0;
- C. a<0,Δ<0;
D. a<0,Δ>0.
Câu 37: Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình – 2(x – y) + y > 3?
- A. (4; – 4);
- B. (2; 1);
- C. (– 1; – 2);
D. (4; 4).
Câu 38: Tìm tham số m để hàm số y = f(x) = $-x^{2}+(m-1)x+2$ nghịch biến trên khoảng (1; 2).
- A. m < 5;
- B. m > 5;
C. m < 3;
- D. m >3.
Câu 39: Cho tam giác ABC. Gọi I là trung điểm AB. Tìm điểm M thỏa mãn hệ thức $\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+2\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}$
- A. M là trung điểm BC;
B. M là trung điểm IC;
- C. M là trung điểm IA;
- D. M là điểm trên cạnh IC sao cho IM = 2MC.
Câu 40: Tổng các nghiệm của phương trình $(x-2)\sqrt{2x+7}=x^{2}-4$ bằng:
- A. 0;
- B. 1;
- C. 2;
D. 3.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm toán 10 cánh diều học kì I
Bình luận