Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 3: Khung trời tuổi thơ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 3: Khung trời tuổi thơ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kết bài dưới đây có nội dung gì?

Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.

  • A. Nêu đánh giá chung về cảnh.
  • B. Nêu tình cảm, cảm xúc của người tả với cảnh.
  • C. Liên hệ về người, vật có liên quan đến cảnh.
  • D. Liên hệ đến trách nhiệm của bản thân.

Câu 2: Kết bài dưới đây có nội dung gì?

Bình minh trên biển quê em mỗi ngày luôn đổi mới. Em tự hào về quê em có cảnh biển đẹp. Em mơ ước một ngày không xa trong tương lai, biển quê em trở thành cảng đánh cá của tỉnh, nơi các ngư dân trong làng ngày đêm cần mẫn làm việc để phát triển kinh tế ngành đánh bắt hải sản của quê nhà.

  • A. Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh.
  • B. Liên hệ đến trách nhiệm của bản thân.
  • C. Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai.
  • D. Nêu tình cảm, cảm xúc với cảnh và liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.

Câu 3: Kết bài dưới đây có nội dung gì?

Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.

  • A. Nêu tình cảm, cảm xúc với cảnh.
  • B. Nêu nhận xét, đánh giá về cảnh.
  • C. Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân.
  • D. Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh.

Câu 4: Theo bài đọc “Tiếng vườn”, nội dung của bài đọc là gì?

  • A. Cho ta thấy cách chào xuân của vườn chè sau nhà và những tán coan rất đặc biệt.
  • B. Cho ta thấy khi xuân về những bông hoa, vườn chè, tán xoan đang e thẹn chào xuân.
  • C. Cây cối đâm chồi nảy lộc và tiếng dế, tiếng chim đã làm cho khu vườn vào xuân tràn đầy sức sống.
  • D. Bài đọc cho chúng ta nhận ra được tiếng gọi của mảnh vườn sau nhà.

Câu 5: Theo bài đọc “Tiếng vườn”, qua những chi tiết nhận ra xuân về, cho thấy tác giả là người như thế nào?

  • A. Vui vẻ, hòa đồng, yêu thiên nhiên.
  • B. Tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên.
  • C. Quan sát tốt, hòa dồng, tinh tế.
  • D. Yêu thiên nhiên, hôạt bát, tinh tế

Câu 6: Theo em, đâu là địa danh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam?

  • A. Phố cổ Hội An.
  • B. Vịnh Hạ Long.
  • C. Thành nhà Hồ.
  • D. Khu danh thắng Tràng An – Ninh Bình.

Câu 7: Đâu là từ được dùng theo nghĩa chuyển?

  • A. Tấm lòng vàng.
  • B. Vàng hoe.
  • C. Vàng tươi. 
  • D. Vàng bạc. 

Câu 8: Theo bài đọc “Quà sinh nhật”, em học được điều gì từ mỗi nhân vật trong truyện?

  • A. Học được cách cư xử với bạn khi các bạn đến nhà chơi.
  • B. Học được cách chọn và tặng quà cho người khác – món quà thể hiện tình cảm, tấm lòng của người tặng và học được cách ứng xử phù hợp khi nhận quà.
  • C. Học được cách chịn quà sao cho khéo léo, không mất tiền quà nhưng lại vừa có ý nghĩa.
  • D. Học được cách chọn món quà phải gợi lên những kỉ niệm hồi nhỏ của người tặng và người nhận quà.

Câu 9: Từ bay nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

  • A. Cái bay.
  • B. Bay lượn.
  • C. Máy bay.
  • D. Bay màu.

Câu 10:  Theo bài đọc “Quà sinh nhật”, đâu là nội dung chính của đoạn 1?

  • A. Tình bạn đẹp giữa Trinh và Trang.
  • B. Những món quà dễ thương mà Trinh dành cho bạn của mình.
  • C. Dự định bí mật của Trinh khi thấy Trang chăm chú nhìn cảnh ổi.
  • D. Một bữa tiệc sinh nhật vui vẻ của nhân vật tôi.

Câu 11: Theo bài đọc “Quà sinh nhật”, em cảm nhận Trang là người như thế nào?

  • A. Hoạt bát, vui tính.
  • B. Hoạt bát, chu đáo.
  • C. Thân thiện, quan tâm tới bạn bè.
  • D. Chu đáo, quan tâm tới bạn bè.

Câu 12: Từ ăn nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Ăn nắng.
  • B. Ăn cưới.
  • C. Ăn ảnh.
  • D. Ăn gian.

Câu 13: Theo bài đọc “Quà sinh nhật”, V+vì sao nói món quà “là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh đã ấp ủ nâng niu”?

  • A. Vì Trinh biết món quà này sẽ rất ý nghĩa đối với Trang.
  • B. Vì Trinh ấp ủ dự định tặng món quà cho nhân vật tôi từ khi cành ổi còn là một chùm hoa và dự định ấy được ấp ủ qua bao ngày tháng.
  • C. Vì món quà này đã gợi lên rất nhiều kỉ niệm của Trinh với nhân vật tôi khi còn nhỏ.
  • D. Vì quà này không thể mua được bằng tiền, nó là tình cảm của Trinh dành cho nhân vật tôi.

Câu 14: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.
  • B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.
  • C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.
  • D. Há miệng chờ sung.

Câu 15: Kết bài có tác dụng gì trong bài văn miêu tả phong cảnh?

  • A. Bày tỏ được tình cảm của mọi người dành cho phong cảnh.
  • B. Thể hiện được vẻ đẹp của phong cảnh.
  • C. Thể hiện được quan điểm, thái độ của người viết.
  • D. Thể hiện được sự am hiểu của người viết về cảnh chọn tả.

Câu 16: Các từ ngữ “cây muỗm, hoa nhài, hoa bưởi, vườn chè” được xếp vào loại từ gì?

  • A. Động từ.
  • B. Tính từ.
  • C. Phó từ.
  • D. Danh từ.

Câu 17: Đoạn văn miêu tả phong cảnh cần đáp ứng yêu cầu nào về mặt hình thức?

  • A. Không xuống dòng, viết thành một đoạn hoàn chỉnh.
  • B. Đoạn văn cần đầy đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài.
  • C. Đoạn văn miêu tả phong cảnh cần dài, gồm nhiều câu văn.
  • D. Phân tách các phần của phong cảnh thành từng đoạn rõ ràng.

Câu 18: Từ lá nào được dùng với ý nghĩa chỉ bộ phận của cây, thường có hình dẹt, màu lục?

  • A. Lá nếp.
  • B. Lá cờ.
  • C. Lá thư.
  • D. Lá gan.

Câu 19: Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

  • A. Chỉ số lượng.
  • B. Chỉ thức ăn được nấu kĩ đến độ ăn được.
  • C. Chỉ quả đã vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm, vị ngọt.
  • D. Sự thành thục, am hiểu đầy đủ mọi khía cạnh.

Câu 20: Nội dung chính của đoạn văn miêu tả phong cảnh dưới đây là gì?

Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Theo Thụy Chương

  • A. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các mùa trong năm.
  • B. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại.
  • C. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển theo các buổi trong ngày.
  • D. Miêu tả sự thay đổi sắc nước biển từ xa đến gần.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác