Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời ôn tập Tuần 16: Cộng đồng gắn bó

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo ôn tập Tuần 16: Cộng đồng gắn bó có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giới thiệu tên bộ phim hoạt hình thuộc phần nào trong cấu trúc đoạn văn giới thiệu nhân vật trong bộ phim?

  • A. Phần triển khai.
  • B. Phần mở đầu.
  • C. Phần kết thúc.
  • D. Phần mở đầu hoặc phần kết thúc. 

Câu 2: Trong bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng, vị trí của ngôi nhà chung thường ở đâu trong buôn làng?

  • A. Ở rìa làng.
  • B. Gần sông suối.
  • C. Ở trung tâm buôn làng.
  • D. Trên đỉnh đồi.

Câu 3: Trong bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng, ai tham gia xây dựng nhà rông?

  • A. Thợ xây chuyên nghiệp.
  • B. Già làng.
  • C. Thanh niên trong làng.
  • D. Cả cộng đồng Tây Nguyên.

Câu 4: Trong bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng, ngôi nhà chung không được dùng để làm gì?

  • A. Nơi tổ chức lễ hội.
  • B. Nơi tiếp đón khách quý.
  • C. Nơi ở của già làng.
  • D. Nơi lưu giữ báu vật chung.

Câu 5: Trong bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng, báu vật nào thường được lưu giữ trong nhà rông?

  • A. Vàng bạc.
  • B. Cồng, chiêng, ché.
  • C. Vũ khí.
  • D. Sách cổ.

Câu 6: Trong bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng, mái nhà rông của người Gia-rai có hình dáng giống gì?

  • A. Mái nhà rông của người Gia-rai như một mũi thuyền.
  • B. Mái nhà rông của người Gia-rai như lưỡi rìu khổng lồ.
  • C. Mái nhà rông của người Gia-rai như cây rau dớn.
  • D. Mái nhà rông của người Gia-rai như con gà trống.

Câu 7: Trong câu "Tôi đã hoàn thành công việc", từ nào là đại từ?

  • A. Tôi.
  • B. Đã.
  • C. Hoàn thành.
  • D. Công việc.

Câu 8: Đâu là cặp kết từ?

  • A. Này kia.
  • B. Đây đó.
  • C. Không những ... mà còn ...
  • D. Tôi bạn.

Câu 9: Trong câu "Cái gì đang kêu vậy?", từ nào là đại từ nghi vấn?

  • A. Cái.
  • B. Gì.
  • C. Đang.
  • D. Vậy.

Câu 10: Đâu không phải là chức năng của đại từ?

  • A. Dùng để xưng hô.
  • B. Dùng để hỏi.
  • C. Dùng để thay thế các từ ngữ khác.
  • D. Dùng để nối các từ ngữ hoặc câu.

Câu 11: Đâu là cách dùng đúng của cặp kết từ?

  • A. Không những Lan học giỏi mà còn ngoan.
  • B. Vì Lan học giỏi nên ngoan.
  • C. Nếu Lan học giỏi thì ngoan.
  • D. Lan học giỏi và ngoan.

Câu 12: Trong bài đọc Ngôi nhà chung của buôn làng, người Gia-rai thường tạc hình gì trên đầu cầu thang nhà rông?

  • A. Trên đầu cầu thang, người gia-rai tạc hình núm chiêng.
  • B. Trên đầu cầu thang, người gia-rai tạc hình mũi thuyền.
  • C. Trên đầu cầu thang, người gia-rai tạc hình quả bầu đựng nước.
  • D. Trên đầu cầu thang, người gia-rai tạc hình con gà trống.

Câu 13: Khi mô tả ngoại hình nhân vật hoạt hình, nên tập trung vào điều gì?

  • A. Màu sắc quần áo.
  • B. Đặc điểm nổi bật và độc đáo.
  • C. Chiều cao chính xác.
  • D. Thương hiệu trang phục.

Câu 14: Ý chính nào thường xuất hiện trong câu đầu tiên khi giới thiệu một nhân vật trong phim hoạt hình?

  • A. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu tính cách của nhân vật.
  • B. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu ngoại hình của nhân vật.
  • C. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu tên của nhân vật.
  • D. Câu đầu tiên thường sẽ giới thiệu sở thích của nhân vật.

Câu 15: Nhà rông có vai trò gì đối với cộng đồng Tây Nguyên?

  • A. Nhà rông là nơi ở của già làng.
  • B. Nhà rông là nơi nuôi dưỡng, neo đậu tìm cảm quê nhà, nơi gắn kết cộng đồng, nơi quyền hòa cùng thiên thiên.
  • C. Nhà rông là nơi buôn bán hàng hoá.
  • D. Nhà rông là nơi cất giữ lương thực.

Câu 16: Khi giới thiệu về mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác, nên sử dụng kết từ nào?

  • A. Nhưng.
  • B. Và.
  • C. Hoặc.
  • D. Tuy.

Câu 17: Ngoại hình của nhân vật trong bộ phim gồm những yếu tố nào?

  • A. Gương mặt và lời nói.
  • B. Hình dáng.
  • C. Việc làm, cử chỉ.
  • D. Gương mặt, trang phục, hình dáng…

Câu 18: Khi kết thúc đoạn văn giới thiệu nhân vật hoạt hình, nên:

  • A. Đột ngột dừng lại.
  • B. Nhận xét đánh giá hoặc bày tỏ tình cảm, cảm xúc về nhân vật.
  • C. Giới thiệu nhân vật mới.
  • D. Kể chi tiết cốt truyện phim.

Câu 19: Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong bộ phim hoạt hình thường có những phần nào?

  • A. Mở đầu.
  • B. Triển khai.
  • C. Kết thúc.
  • D. Mở đầu – Triển khai – Kết thúc.

Câu 20: Để tránh lặp từ khi nhắc đến nhân vật nhiều lần, nên sử dụng:

  • A. Tên đầy đủ của nhân vật.
  • B. Đại từ thay thế.
  • C. Tên viết tắt.
  • D. Biệt danh ngẫu nhiên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác