Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Chân trời bài Ôn tập giữa học kì II
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài Ôn tập giữa học kì II sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ Sáng tháng Năm do ai sáng tác?
- A. Bảo Ngọc.
B. Đoàn Văn Mật
- C. Võ Thành An.
- D. Xuân Quỳnh.
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- A. Thơ lục bát.
B. Thơ sáu chữ.
- C. Thơ năm chữ.
- D. Thơ tự do.
Câu 3: Tháng Năm có những điều gì?
- A.cánh diều no gió, mùa gặt, chim kêu ngoài bãi, cất tiếng thì thầm, tiếng hoa rơi
B. cánh diều no gió, mùa gặt, chim kêu ngoài bãi, cất tiếng thì thầm
- C. cánh diều no gió, mùa gặt, chim kêu ngoài bãi
- D. cánh diều no gió, mùa gặt, cất tiếng thì thầm
Câu 4: Khổ thơ cuối nói lên điều gì?
- A.Nói về ngày tháng nghỉ hè vui
- B. Nói về những kỉ niệm nghỉ hè
C. Nói về tương lai tươi sáng
- D. Kỉ niệm và tương lai rạng ngời
Câu 5: Tháng Năm được nhắc đến mấy lần?
- A.3
- B.4
C.5
- D.6
Câu 6: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
- A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt
- B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
- D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
- A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.
- B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.
- C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.
D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.
Câu 8: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
- A. Mẹ đi làm và em đi học.
- B. Mẹ đi làm còn em đi học.
C. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
- D. Mẹ đi làm, em đi học.
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
- A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
- B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
- D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.
Câu 10: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
- B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
- C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
- D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
- A. Tôi chạy, nó cũng chạy.
B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.
- C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.
- D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.
Câu 12: Trong đoạn văn sau đây, có mấy câu trần thuật đơn?
Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những con đựng ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào.”
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 13: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:
- A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
- B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
- D. A và B đều đúng
E. A và C đều đúng
- F. B và C đều đúng
Câu 14: Có những loại phép điệp nào trong đoạn trích ở dưới?
Trong đầm đẹp gì bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
- A. Điệp ngữ, điệp câu
- B. Điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngữ
- C. Điệp đầu câu, điệp nối tiếp
D. Điệp ngữ, điệp vòng tròn
Câu 15: Trích đoạn trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:
Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.
Có những loại phép điệp nào?
- A. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp câu.
- B. Điệp câu, điệp ngắt quãng, điệp đầu câu.
C. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngắt quãng.
- D. Điệp nối tiếp, điệp câu, điệp ngắt quãng.
Câu 16: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
- A. Điệp cách quãng
- B. Điệp vòng
- C. Điệp nối tiếp
D. Điệp đầu
Câu 17: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Điệp cách quãng
- B. Điệp vòng
- C. Điệp nối tiếp
- D. Điệp đầu
Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
Phép đối là cách _____ từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí ____ nhau, để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
- A. sắp đặt – đối xứng
- B. lựa chọn – cân xứng
C. sắp đặt – cân xứng
- D. lựa chọn – đối xứng
Câu 19: Đặc điểm nào không cần thiết phải có trong phép đối?
- A. Số tiếng: giống nhau
B. Thanh điệu: đối B – T
- C. Từ loại: cùng từ loại (DT, ĐT, TT, ...)
- D. Nghĩa: trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.
Câu 20: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
A. Điệp ngữ cách quãng
- B. Điệp ngữ nối tiếp
- C. Điệp ngữ chuyển tiếp
- D. Cả B và C đều đúng
Bình luận