Giải Tiếng việt 5 Chân trời bài: Ôn tập giữa học kì II

Giải bài: Ôn tập giữa học kì II sách Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

TIẾT 1

Câu 1: Bắt thăm, đọc thành tiếng bài thơ “Tháng Năm” và trả lời câu hỏi:

1. Đọc đoạn từ đầu đến "ắp nắng xòe ra” và trả lời câu hỏi:

Tháng Năm có những gì đẹp?

2. Đọc đoạn từ đầu đến “ắp nắng xoè ra” và trả lời câu hỏi:

Cảnh vật và con người trong đoạn thơ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

3. Đọc đoạn từ “Tháng Năm chim kêu ngoài bãi” đến hết và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh bàn tay xoè ra có những gì đáng yêu? Vì sao?

4. Đọc đoạn từ “Tháng Năm chim kêu ngoài bãi” đến hết và trả lời câu hỏi:

Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

Câu 2: Trao đổi với bạn:

a. Những hình ảnh trong bài thơ mà em thích.

b. Tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ.

TIẾT 2

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Đêm nay, sư đoàn vượt sông Đà Rằng để tiến về giải phóng vùng đồng bằng ven biển Phú Yên. (2) Trăng đang lên, mặt sông lấp lóa ánh vàng. (3) Núi Trùm Cát dựng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghiêm, trầm mặc. (4) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên và những con sóng nhỏ lăn tăn, gợn đều, mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. (5) Sau một ngày ồn ào náo động, đêm đang lắng dần, không gian như loãng ra, thấm đượm hơi sương, thoảng chút ngọt ngào của hương cây, hương cỏ.

Theo Khuất Quang Thuy

a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.

b. Xếp các câu trong đoạn văn vào hai nhóm:

c. Chỉ ra cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được.

Câu 2:  Thực hiện yêu cầu:

a. Dựa vào nội dung bài đọc “Tháng Năm”, đặt câu ghép theo từng yêu cầu sau:

b. Các vế câu trong mỗi câu ghép ở bài tập a được nối với nhau bằng cách nào?

Câu 3: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về cuộc sống thanh bình ở quê hương em, trong đó có ít nhất một câu ghép.

TIẾT 3

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau: 

a. Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,

Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người. 

Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.

Lê Anh Xuân

b. Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Nguyễn Phan Hách

Câu 2: Nêu tác dụng của các dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn sau:

a. Trong không gian rộn rã sắc màu, một nhành thạch thảo vừa kết nụ, khoẻ khoắn vươn lên. Bông thạch thảo tim tím xoè cánh nhỏ xinh, cất tiếng náo nức:

- Chào các bạn!

Các loài hoa vui vẻ đáp lời:

- Chào mừng thạch thảo nở hoa!

Mai Yến Thư

b. Bài đọc “Những con mắt của biển" giới thiệu ba ngọn hải đăng ở nước ta:

- Hải đăng Đại Lãnh - còn gọi là hải đăng Mũi Điện - ở tỉnh Phú Yên;

- Hải đăng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận;

- Hải đăng Vũng Tàu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hà Hạnh

Câu 3: Thực hiện một trong hai yêu cầu sau:

a. Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) về một loài cây hoặc một loài hoa mà em thích, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

b. Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ

TIẾT 4

Đề bài: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một ngày hội được tổ chức ở trường em.

TIẾT 5

Đề bài: Viết bài văn tả một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.

TIẾT 6 VÀ TIẾT 7

Câu 1: Đọc bài “ Sự tích cây chuối” và thực hiện yêu cầu:

Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Thần Cây mở cuộc thi cây để làm gì?

- Để Thần chấm giải cho những giống cây mới.

- Để Thần họp mặt với những giống cây mới.

- Để các con họp mặt với những giống cây mới.

- Để Thần được họp mặt cùng với các con.

 

b. Ý tưởng về giống cây mới của Tiêu Ly nảy ra từ đâu?

- Từ kết quả của hội thi trước.

- Từ những gợi ý của Thần Cây.

- Từ những quy định của hội thi.

- Từ vẻ đẹp và tình yêu dành cho con.

 

c. Quả của giống cây do Tiêu Ly tạo ra có những đặc điểm gì?

- Đẹp, bụ bẫm, thơm ngon.

- Đẹp, tròn trĩnh, thơm ngon.

- To, giống những cái lông chim.

- Thơm ngọt như mùi sữa và mật.

 

d. Vì sao Thần Cây quyết định trao giải Nhất cho giống cây của Tiêu Ly?

- Vì cây cho quả thơm ngọt như mùi sữa và mật.

- Vì Tiêu Ly giới thiệu được về cái hay, cái quý của cây.

- Vì nó vừa đẹp vừa mang đầy tình thương con trẻ

- Vì cây đẹp, bụ bẫm, thơm ngon hơn các giống cây khác.

 

e. Trong câu “Các con của Thần sẽ mang về những giống cây mới để Thần chấm giải.”, những từ nào là kết từ?

- sẽ, về 

- các, sẽ

- của, để 

- những, về

 

g. Đại từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đậm trong đoạn: “Tiêu Ly nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân của cây sẽ tròn trĩnh.”?

- Nó 

- Chúng

- Tôi 

- Chúng nó

 

Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:

h. Em thích điều gì ở giống cây mà Tiêu Ly tạo ra? Vì sao?

i. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện là gì?

k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.

l. Đặt một câu ghép để giới thiệu về vẻ đẹp của cây chuối.

Câu 2: Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết bài văn tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.

b. Viết bài văn tả một người hàng xóm mà em yêu quý.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Tiếng việt 5 tập 1 chân trời sáng tạo, Giải chi tiết Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo mới, Giải Tiếng việt 5 CTST bài: Ôn tập giữa học kì II

Bình luận

Giải bài tập những môn khác