Giải Tiếng việt 5 Chân trời bài: Ôn tập cuối năm học

Giải bài: Ôn tập cuối năm học sách Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

TIẾT 1

Câu 1: Bắt thăm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

1. Đọc đoạn từ đầu đến “đã thành anh hết rồi” và trả lời câu hỏi: Cảnh vật vào tháng năm được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

2. Đọc đoạn từ đầu đến “đã thành anh hết rồi” và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ nhớ lại những gì trong ngày đầu vào lớp Một? Vì sao?

3. Đọc đoạn từ “Mới ngày nào” đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao bạn nhỏ nói: “Năm năm, xa đã hóa gần/ Đã thành chị, đã thành anh hết rồi?”.

4. Đọc đoạn từ “Mới ngày nào” đến hết và trả lời câu hỏi: Khi vào lớp Sáu, bạn nhỏ sẽ nhớ những gì khi ở trường tiểu học? Vì sao?

Câu 2: Trao đổi với bạn:

a. Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc gợi ra từ bài thơ.

b. Cảm xúc của bạn nhỏ thay đổi như thế nào trong ngày đầu vào lớp Một và ngày chia tay lớp Năm?

TIẾT 2

Câu 1: Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi trong đoạn thơ sau: vàng rực, vàng thơm, vàng óng, vàng mượt

Gà con lông tơ

Hoa cải đón chờ đàn ong

          Kén tằm đầu nong

Tới mùa lúa chín cánh đồng

Câu 2:  Đọc câu thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Hồ Chí Minh

a. Từ “xuân” trong dòng thơ nào mang nghĩa gốc, từ “xuân” trong dòng thơ nào mang nghĩa chuyển?

b. Tìm thêm 1 - 2 nghĩa chuyển của từ “xuân”.

c. Đặt một câu với từ “xuân” mang nghĩa gốc, một câu với từ “xuân” mang nghĩa chuyển.

Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a. Ngày mai, muôn điều mới lạ

Viết từ thơ ấu ngọt ngào

Viết từ lời thầy nhắn nhủ

Với bao kì vọng, tin yêu.

Vũ Nguyệt Anh

b. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ắp trong từng nép áo, nếp khăn.

Theo Ma Văn Kháng

TIẾT 3

Câu 1: Thực hiện yêu cầu:

a. Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi để liên kết các câu trong đoạn văn sau: ngoài ra, đây, khí, bữa tiệc.

Lễ hội búp-phê cho khỉ được tổ chức vào tháng 11 hằng năm tại Lóp-bu-ri, Thái Lan. Hàng trăm chú được đưa tới tham dự bữa tiệc búp-phê khổng lồ với rất nhiều món ăn như xúc xích nướng, kem đá, trái cây tươi, hạt dẻ... còn có cả bánh kem, kẹo, sô-đa và nước hoa quả. cũng là dịp để người dân Thái Lan tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến như nhảy với khỉ, trình diễn trang phục kèm mặt nạ khi. , họ còn sử dụng những tượng gỗ hình khỉ để trang trí.

b. Cho biết các cách liên kết câu đã được sử dụng trong đoạn văn

Câu 2: Ghép hai câu đơn trong mỗi trường hợp sau thành một câu ghép bằng ba cách: Dùng dấu phẩy, dùng kết từ, dùng cặp kết từ.

a. Trời nắng. Hoa giấy nở rực rỡ.

b. Gió thổi mạnh. Lá cây rụng nhiều

Câu 3: Dựa vào kết từ hoặc cặp từ hô ứng gợi ý, đặt câu nói về nội dung của mỗi tranh sau:

TIẾT 4

Đề bài: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã học ở lớp Năm.

TIẾT 5

Đề bài: Viết bài văn tả một người làm việc ở trường (bác bảo vệ, cô thủ thư,...) mà em quý mến.

TIẾT 6 VÀ TIẾT 7

Câu 1: Đọc bài và thực hiện yêu cầu: VẬT KỈ NIỆM CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN

Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Âm thanh của chiếc đàn chuông có gì đặc biệt?

- Lảnh lót, trầm bồng, trong trẻo.

- Trong sáng, vang ngân, réo rắt.

- Lanh lảnh, cao vút, ngọt ngào.

- Thánh thót, dìu dặt, ngân nga.

 

b. Thỉnh thoảng, nhóm bạn rủ nhau đến nhà bạn có chiếc đàn chuông để làm gì?

- Để nghe tiếng đàn chuông. 

- Để ngắm cây hoàng lan.

- Để cùng nhau ngắm trăng. 

- Để xem chiếc đàn chuông.

 

c. Nhân vật tôi hình dung ra những gì khi nghe tiếng đàn chuông?

- Cây hoàng lan toả hương thơm ngọt ngào.

- Bãi cỏ và khu vườn yên tĩnh loang loáng ánh trăng.

- Những loài côn trùng nhỏ bé đang kéo nhau đi dự hội.

- Đêm trăng sáng, các bạn cùng đứng dưới ánh trăng.

 

d. Sau này, vì sao ai cũng “hỏi thăm” chiếc đàn chuông?

- Vì chiếc đàn là một người bạn thời thơ ấu.

- Vì chiếc đàn gắn bó với những đêm trăng.

- Vì chiếc đàn thân thiết với cây hoàng lan.

- Vì chiếc đàn là bạn của khu vườn yên tĩnh.

 

e. Hai câu: “Thỉnh thoảng cả bọn lại rủ nhau cùng đến nhà bạn để nghe

tiếng đàn chuông. Nó có một cái gì thật trong trẻo, thật thơ ngây, dễ

thương.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

- Lặp từ ngữ. 

- Thay thế từ ngữ.

- Dùng từ ngữ nối. 

- Lặp và thay thế từ ngữ.

 

g. Câu “Sau này, khi đã xa nhau, mỗi người đi một ngả, chúng tôi vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ấy.” có mấy trạng ngữ?

- Một trạng ngữ. 

- Ba trạng ngữ.

- Hai trạng ngữ. 

- Bốn trạng ngữ.

 

Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:

h. Theo em, vì sao khi xa nhau, các bạn vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ở nhà Hoàng Lan?

i. Vì sao nói chiếc đàn chuông đã góp phần không nhỏ vào sự gắn bó của các bạn?

k. Viết 1 - 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc về tình bạn của các bạn nhỏ trong bài đọc.

l. Đặt một câu ghép để giới thiệu chiếc đàn chuông.

Câu 2: Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình bạn.

b. Viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong những năm học ở trường tiểu học.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Tiếng việt 5 tập 1 chân trời sáng tạo, Giải chi tiết Tiếng việt 5 chân trời sáng tạo mới, Giải Tiếng việt 5 CTST bài: Ôn tập cuối năm học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác