Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Luật Trẻ em (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 6: Luật Trẻ em (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo Điều 15 của Luật trẻ em 2016, quyền nào sau đây thuộc về trẻ em?

  • A. Quyền được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục.
  • B. Quyền được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
  • C. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
  • D. Quyền được phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 2: Theo Điều 16 của Luật trẻ em 2016, trẻ em được bảo vệ quyền gì?

  • A. Quyền giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu.
  • B. Quyền vui chơi, giải trí
  • C. Quyền tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi.
  • D. Quyền phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 3: Điều 39 của Luật trẻ em 2016 đâu không phải là quy định về bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội?

  • A. Quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật.
  • B. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • C. Bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường.
  • D. Bảo vệ, giữ gìn tài sản của gia đình.

Câu 4: Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền nào sau đây đối với trẻ em?

  • A. Quyền tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao du lịch phù hợp với độ tuổi.
  • B. Quyền tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi.
  • C. Quyền bảo vệ môi trường.
  • D. Quyền phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5: Theo Luật trẻ em, bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng và xã hội là gì?

  • A. Được tham gia các cuộc biểu tình.
  • B. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi và những người khác.
  • C. Được phép phá hoại tài sản công cộng.
  • D. Quyền được tham gia các hoạt động văn hoá.

Câu 6: Theo Điều 39, trẻ em có trách nhiệm gì??

  • A. Được phép phá hoại tài sản công cộng.
  • B. Được tham gia các cuộc biểu tình.
  • C. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • D. Quyền được vui chơi, giải trí.

Câu 7: Điều 39 của Luật trẻ em đề cập đến việc nào sau đây?

  • A. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
  • B. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
  • C. Quyền vui chơi, giải trí
  • D. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

Câu 8: Điều 17 của Luật Trẻ em đề cập đến quyền gì của trẻ em?

  • A. Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực.
  • B. Quyền vui chơi, giải trí.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền được giáo dục, học tập.

Câu 9: Quyền nào không được đề cập trong bài đọc Luật trẻ em?

  • A. Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng.
  • B. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu.
  • C. Quyền vui chơi, giải trí.
  • D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 10: Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, em hãy chi biết “luật” là gì?

  • A. Văn bản của Nhà nước ban hành, quy định những phép tắc trong xã hội buộc mọi người phải tuân theo.
  • B. Văn bản nhà nước ban hành, những quy định đó mọi có người có thể tuân theo hoặc không.
  • C. Văn bản do cơ quan chính phủ ban hành, bắt buộc mọi người phải tuân theo những quy định đó.
  • D. Văn bản do Quốc hội ban hành, quy định những phép tắc trong xã hội buộc mọi người phải tuân theo.

Câu 11: Em rút ra được bài học gì sau khi học xong bài đọc Luật trẻ em?

  • A. Nắm được quyền lợi và trách nhiệm, bổn phận của bản thân.
  • B. Vui chơi giải trí nhiều hơn.
  • C. Yêu cầu người khác phải quan tâm và bảo vệ mình.
  • D. Ỷ lại vào bố mẹ và người thân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác