Siêu nhanh soạn bài Luật Trẻ em tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Soạn siêu nhanh bài Luật Trẻ em tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1. Soạn siêu nhanh tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 phù hợp với mình.

BÀI 14. LUẬT TRẺ EM

Khởi động                          

Chia sẻ về việc thực hiện nội quy của trường, lớp dựa vào gợi ý:

- Những điều em đã thực hiện tốt

- Những điều em cần cố gắng

Giải rút gọn:

Những việc làm tốt

Những việc làm chưa tốt

- Có ý thức rèn luyện, tổ chức kỉ luật.

- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra 

- Tham gia phát biểu xây dựng bài.

- Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp

- Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

- Kỉ luật nội quy trường lớp và cá nhân chưa thống nhất với nhau.

- Chưa gắn kết được mối quan hệ giữa cá nhân với địa phương.

- Chưa đặt ra kỉ luật cho chính mình.

- Chưa lên được kế hoạch làm việc cho từng ngày.

 

 

ĐỌC: LUẬT TRẺ EM

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1: Những điều luật nào được giới thiệu trong bài nói về quyền trẻ em? Đó là những quyền gì?

Giải rút gọn:

- Những điều luật được giới thiệu trong bài nói về quyền trẻ em: Điều 15, 16, 17 trong Luật Trẻ em 2016.

- Đó là các quyền: 

+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

+ Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

+ Quyền vui chơi, giải trí

Câu 2: Nói 2 - 3 câu về việc gia đình hoặc người thân chăm sóc, nuôi dưỡng em. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi được chăm sóc, nuôi dưỡng.

Giải rút gọn:

Em may mắn nhận được nuôi dưỡng đủ đầy từ cha mẹ, ông bà và những người thân yêu. Nhờ vậy mà em được ăn uống đủ dinh dưỡng, được đến trường, được vui chơi cùng bè bạn. Em rất hạnh phúc và biết ơn cha mẹ đã vất vả làm lụng để chu toàn cho em một cuộc sống ấm no. 

Câu 3: Trẻ em có những bổn phận nào đối với cộng đồng, xã hội?

Giải rút gọn:

Bồn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già,người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp  với khả năng, sức khoẻ, độ tuổi của mình.

2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 4: Kể một vài việc em đã làm để thực hiện bổn phận đối với cộng đồng, xã hội.

Giải rút gọn:

*Đối với gia đình:

- Yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ.

- Vâng lời ông bà, cha mẹ.

- Khi lớn, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chúng ta.

*Đối với nhà trường:

- Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.

- Sống khiêm tốn, trung thực và thực hiện theo những nội quy nhà trường 

- Thương yêu bạn bè và các em nhỏ, các em lớp dưới..

NÓI VÀ NGHE: TRANH LUẬN THEO CHỦ ĐỀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Câu 1: Đọc đoạn đối thoại sau và trả lời câu hỏi: 

Sau giờ học, các bạn Sơn, Tuấn và Tú cùng nhau tranh luận về bổn phận của trẻ em đối với gia đình.

Sơn hào hứng:

- Năm nay, chúng mình mới mười tuổi. Theo tớ, chúng mình chưa cần làm việc nha. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.

Tuấn tiếp lời:

- Tớ cũng có ý kiến giống cậu. Bố mẹ sẽ rất vui nếu chúng mình có kết quả học tập tốt.

Tú đăm chiêu:

- Tớ lại nghĩ khác. Hằng ngày, trong lúc chúng mình đi học thì bố mẹ bận rộn đi làm. Vì thế, chúng mình cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thể cùng bố mẹ làm việc nhà.

a. Các bạn Sơn, Tuấn và Tú tranh luận về việc gì?

b. Ý kiến của mỗi bạn ra sao?

c. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Giải rút gọn:

a. Các bạn Sơn, Tuấn và Tú tranh luận về bổn phận của trẻ em với gia đình.

b. - Sơn: chưa cần làm việc nhà. Chăm chỉ học tập chính là cách tốt nhất để thể hiện bổn phận với gia đình.

Tuấn: ý kiến giống Sơn. Bố mẹ sẽ rất vui nếu có kết quả học tập tốt.

- Tú đăm chiêu: nghĩ khác. Với 2 bạn, cần sắp xếp thời gian hợp lí để có thể cùng bố mẹ làm việc nhà.

c. Em thấy bạn nào nói cũng có ý thuyết phục, tuy nhiên ý kiến của Tú có phần hợp lý hơn vì bổn phận của trẻ em không chỉ là học tập mà còn là ngoan ngoãn và giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa với sức mình.

Câu 2: Đóng vai Sơn, Tuấn và Tú để tiếp tục tranh luận bằng cách thêm lí lẽ và dẫn chứng giúp lời tranh luận có sức thuyết phục.

Giải rút gọn:

- Ủng hộ “Chưa cần làm việc nhà”:

+ Nhà có anh chị lớn hơn nên anh chị sẽ đảm nhận.

+ Nếu dành thời gian không đủ cho việc học thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Và khi ấy cha mẹ cũng không vui.

- Ủng hộ “Cần làm việc nhà”:

+ Làm việc nhà giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ.

+ Thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ hơn.

+ Làm việc nhà giống như tập thể dục, giúp cơ thể dẻo dai hơn.

VIẾT: LUYỆN TẬP VIẾT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Đề bài: Viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học.

Câu 1: Dựa vào bài tập 2 và bài tập 3 trang 64, viết chương trình hoạt động.

Giải rút gọn:

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG TỔ CHỨC THI NGHI THỨC ĐỘI NGÀY 19/5

1. Mục đích:

- Tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức hoạt động Đội.

- Tổ chức hoạt động chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.

2. Phân công công việc chuẩn bị:

- Tất cả các lớp luyện tập các hoạt động nghi thức đội mà nhà trường đã phổ biến

- Các lớp chuẩn bị trang phục, phụ kiện đầy đủ.

- Đội văn nghệ trường chuẩn bị 3 tiết mục về đội và về Bác Hồ

- Ban chỉ huy Liên đội chuẩn bị nước uống, bảng điểm cho ban giám khảo và giải thưởng cho các lớp đạt giải.

- Mỗi lớp cắm một chậu hoa tươi để trang trí sân khấu và phân công 5 bạn mang 5 cây cờ đỏ sao vàng.

3. Chương trình cụ thể:

- Toàn liên đội tập trung, chào cờ, hát quốc ca và nghe cô tổng phụ trách Đội nói rõ quy trình buổi thi nghi thức đội.

- Diễn các tiết mục văn nghệ để mở đầu buổi thi nghi thức Đội cũng như chúc mừng sinh nhật Bác

- Các lớp trưởng lên bốc thăm số thứ tự thi cho lớp

- Sau khi thi xong, ban giám khảo tổng kết điểm và công bố kết quả

- Trao giải cho các lớp đạt giải

- Tất cả học sinh dọn sạch sân trường và di chuyển về lớp.

Câu 2: Chia sẻ và nhận xét chương trình hoạt động đã viết trong nhóm.

VẬN DỤNG

Tìm hiểu “Luật Trẻ em” và trình bày nội dung một điều luật về quyền của trẻ em.

Giải rút gọn:

Mục 1. QUYỀN CỦA TRẺ EM

Điều 12. Quyền sống

Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Điều 20. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Luật Trẻ em, Soạn bài Luật Trẻ em tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1, Siêu nhanh soạn bài Luật Trẻ em tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác