Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ đa nghĩa là gì?

  • A. Là từ có duy nhất một nghĩa gốc.
  • B. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
  • C. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một nghĩa chuyển.
  • D. Là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và hai nghĩa chuyển.

Câu 2: Các nghĩa của từ đa nghĩa có đặc điểm gì?

  • A. Các nghĩa có sự đối lập về nghĩa.
  • B. Các nghĩa có sự tách biệt độc lập
  • C. Các nghĩa có mối liên hệ với nhau. 
  • D. Các nghĩa có thể chuyển hóa cho nhau.

Câu 3: Từ mũi nào trong các từ dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

  • A. Cái mũi.
  • B. Mũi thuyền
  • C. Mũi Cà Mau.
  • D. Mũi né.

Câu 4: Từ đồng nghĩa là từ như thế nào?

  • A. Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
  • B. Từ đồng nghĩa là từ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau.
  • C. Từ đồng nghĩa là từ có cách viết giống nhau hoặc gần giống nhau.
  • D. Từ đồng nghĩa là từ có cách cách viết giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.

Câu 5: Đâu không phải từ được dùng theo nghĩa chuyển của từ “cửa”?

  • A. Cửa sông.
  • B. Cửa rừng.
  • C. Cửa biển.
  • D. Cánh cửa.

Câu 6: Đâu là từ được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Miệng túi.
  • B. Miệng cười.
  • C. Miệng bát.
  • D. Miệng giếng.

Câu 7: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?

  • A. phang.B. đấm.C. đá.D. vỗ.

Câu 8: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:

  • A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc.B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.

Câu 9: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.
  • B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.
  • C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.
  • D. Há miệng chờ sung.

Câu 10: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “gọn gàng”?

  • A. ngăn nắp.
  • B. lộn xộn.
  • C. bừa bãi.
  • D. cẩu thả.

Câu 11: Từ ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trẻ em”?

  • A. Cây bút trẻ.
  • B. Trẻ con.
  • C. Trẻ măng.
  • D. trẻ trung

Câu 12: Từ lá nào được dùng với ý nghĩa chỉ bộ phận của cây, thường có hình dẹt, màu lục

  • A. Lá nếp.
  • B. Lá cờ.
  • C. Lá thư.
  • D. Lá gan.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác