Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 9 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Vật lí 9 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện P1, P2 tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây?

  • A. P1 = P2                                                      
  • B. P2 = 2P1
  • C. P1 = 2P2                                                    
  • D. P1 = 4P2

Câu 2: họn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?

  • A. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
  • B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng
  • C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng
  • D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 3: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

  • A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên
  • B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam
  • C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc – Nam
  • D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam

Câu 4: Cho ba điện trở R1 = 2 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 4 Ω. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở này mắc nối tiếp là

  • A. 2 Ω.
  • B. 4 Ω.
  • C. 6 Ω.
  • D. 9 Ω.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển hóa năng lượng của dòng điện?

  • A. Điện năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
  • B. Điện năng có thể chuyển hóa thành quang năng.
  • C. Điện năng có thể chuyển hóa trực tiếp thành năng lượng gió.
  • D. Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 6: Một bóng đèn có giá trị định mức là 12 V – 6 W. Cường độ dòng điện trong mạch chính là

  • A. 1,75 A.
  • B. 72 A.
  • C. 0,3 A.
  • D. 0,5 A.

Câu 7: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện

  • A. dòng điện cảm ứng.
  • B. dòng điện xoay chiều.
  • C. nam châm điện.
  • D. cường độ dòng điện.

Câu 8: Máy biến thế là thiết bị có chức năng làm biến đổi hiệu điện thế. Cấu tạo máy biến thế gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau quấn trên lõi thép kĩ thuật điện. Theo em, dòng điện xoay chiều trong máy biến thế là tác dụng gì?

  • A. Tác dụng từ.
  • B. Tác dụng sinh lí.
  • C. Tác dụng phát sáng.
  • D. Tác dụng nhiệt.

Câu 9: Mắc song song hai điện trở R1 = R2 = 2 Ω vào đoạn mạch có hiệu điện thế là 22 V. Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính là

  • A. 22 A.
  • B. 11 A.
  • C. 4 A.
  • D. 24 A.

Câu 10: Tác dụng nhiệt trong thiết bị nào sau đây là có lợi?

  • A. Máy giặt.
  • B. Bóng đèn LED.
  • C. Tivi.
  • D. Nồi cơm điện.

Câu 11: Tại sao nói năng lượng hóa thạch có nguồn gốc từ Mặt Trời?

  • A. Do năng lượng Mặt Trời được bầu khí quyển hấp thụ.
  • B. Do năng lượng tạo ra vòng tuần hoàn của nước.
  • C. Do sự hình thành thực vật trong quá trình quang hợp.
  • D. Do sự hình thành qua các quá trình biến đổi địa chất trong hàng triệu năm.

Câu 12: Mắc vào mạch điện hai điện trở R1, R2 nối tiếp với nhau. Biết R1 = 15 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 4 A, R2 = 20 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2 A. Đặt mạch điện vào đoạn mạch có giá trị hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu thì khi hoạt động điện trở không bị hỏng?

  • A. 60 V.
  • B. 70 V.
  • C. 80 V.
  • D. 90 V.

Câu 13: Trong mô hình máy phát điện xoay chiều không có bộ phận nào?

  • A. Nam châm.
  • B. Khóa K.
  • C. Đèn LED.
  • D. Đai truyền.

Câu 14: Quạt điện là dụng cụ biến đổi năng lượng điện năng thành năng lượng nào?

  • A. Quang năng.
  • B. Nhiệt năng.
  • C. Cơ năng.
  • D. Hóa năng.

Câu 15: Sơ đồ nào dưới đây biểu diễn mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song?

TRẮC NGHIỆM
  • A. Hình 1.
  • B. Hình 2.
  • C. Hình 3.
  • D. Hình 4.

Câu 16: Trong hình vẽ dưới đây, thanh nam châm chuyển động theo hướng nào sẽ không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây?

TRẮC NGHIỆM
  • A. Quay quanh trục AB.
  • B. Quay quanh trục CD.
  • C. Quay quanh trục PQ.
  • D. Chuyển động dọc theo trục PQ.

Câu 17: Dạng năng lượng nào được con người sử dụng nhiều nhất hiện nay?

  • A. Năng lượng hóa thạch.
  • B. Năng lượng hạt nhân.
  • C. Năng lượng điện.
  • D. Năng lượng hóa học.

Câu 18: Dụng cụ sử dụng dòng điện xoay chiều nào dưới đây hoạt động dựa trên cùng tác dụng với bàn là?

  • A. Lò nướng.
  • B. Loa điện.
  • C. Bút thử điện.
  • D. Máy đốt điện cao tần.

Câu 19: Cho mạch điện có sơ đồ như hình dưới. Trong đó điện trở R1 = 2 Ω, R2 = 3 Ω. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 15 V. Số chỉ của vôn kế và ampe kế lần lượt là 

TRẮC NGHIỆM
  • A. 5 V và 2 A.
  • B. 1 V và 3 A.
  • C. 15 V và 3 A.
  • D. 9 V và 3 A.

Câu 20: Có hai điện trở R1 = 15 Ω và R2 = 25 Ω được mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1 là 2 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là

  • A. 30 V.
  • B. 50 V.
  • C. 80 V.
  • D. 160 V.

Câu 21: Đâu là khí gây hiệu ứng nhà kính?

  • A. CO và methan.
  • B. CO2 và methan.
  • C. Carbon và CO.
  • D. Methan và carbon.

Câu 22: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

  • A. Tác dụng nhiệt.
  • B. Tác dụng từ.
  • C. Tác dụng sinh lí.
  • D. Tác dụng phát sáng.

Câu 23: Đâu là phát biểu đúng của định luật Ohm?

  • A. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và với điện trở của nó.
  • B. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và với điện trở của nó.
  • C. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ thuận với điện trở của nó.
  • D. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

Câu 24: Hai đầu đoạn mạch có một hiệu điện thế không đổi, nếu điện trở của mạch giảm 2 lần thì công suất điện của mạch

  • A. tăng 2 lần.
  • B. giảm 2 lần.
  • C. tăng 4 lần.
  • D. giảm 4 lần.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây về đoạn mạch song song là không đúng?

  • A. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song là R = r/n.
  • B. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là như nhau.
  • C. Điện trở tương đương của mạch mắc song song nhỏ hơn điện trở mỗi thành phần.
  • D. Hiệu điện thế qua mỗi điện trở là như nhau.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác