Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 9 cánh diều học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 9 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong di truyền học, kí hiệu x là:

  • A. Phép lai
  • B. Cặp bố mẹ xuất phát
  • C. Giao tử
  • D. Thế hệ con đời thứ nhất

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trong hình ảnh dưới, hãy cho biết kiểu gene ở đời F1 và các kiểu gene ở đời Fcho kiểu hình vàng trơn ?

  • A. F1: AaBb, F2: AaBB, AABb, AaBb
  • B. F1: AaBb, F2: aaBB, AABb, AaBb.
  • C. F1: AaBb, F2: AaBB, AAbb, AaBb.
  • D. F1: AaBb, F2: AaBB, AABb, Aabb.

Câu 3: Nhóm gen liên kết là

  • A. Các gen nằm trên cùng 1 NST.
  • B. Các gen nằm trên cùng 1 cặp NST.
  • C. Các gen nằm trên cùng các cặp NST.
  • D. Các gen nằm trên cùng cromatit.

Câu 4: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gene liên kết ở mỗi loài thường bằng với

  • A.  số tính trạng của loài.
  • B.  số nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
  • C.  số nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
  • D.  số kiểu giao tử của loài.

Câu 5: Dính ngón tay là

  • A. bệnh di truyền.
  • B. tật di truyền.
  • C. hội chứng.
  • D. tật do tai nạn.

Câu 6: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với

  • A. thực vật và vi sinh vật.
  • B. động vật và vi sinh vật.
  • C. động vật bậc thấp.
  • D. động vật và thực vật.

Câu 7: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

  • A. biến dị thường biến.
  • B. các biến dị đột biến.
  • C. các ADN tái tổ hợp.
  • D. các biến dị tổ hợp.

Câu 8: Nhận xét nào dưới đây không phù hợp về vai trò của chọn lọc tự nhiên?

  • A.  Những cá thể nào thích nghi nhất thường sinh ra nhiều con hơn so với những cá thể kém thích nghi với môi trường.
  • B.  Những cá thể thích nghi kém không bao giờ sinh con cái.
  • C.  Các loài sinh con cái nhiều hơn so với số lượng cá thể mà môi trường có thể nuôi dưỡng.
  • D.  Ở một số loài chỉ một số lượng nhỏ cá thể con cái được sinh ra có thể sống sót đến trưởng thành.

Câu 9: Theo Lamarck, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính

  • A.  Làm tăng tính đa dạng của loài.
  • B.  Làm cho các loài có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.
  • C.  Làm phát sinh các biến dị không di truyền.
  • D. Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.

Câu 10: Theo học thuyết Darwin:

  • A. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
  • B. Những biến dị đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa cho tiến hóa.
  • C. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
  • D. Chỉ có đột biến gene xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

Câu 11: Ở đa số các loài thú, giới tính được xác định ở thời điểm nào?

  • A.  Sau khi thụ tinh, do tinh trùng quyết định.
  • B.  Trước khi thụ tinh, do trứng quyết định.
  • C.  Trong khi thụ tinh.
  • D.  Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định.

Câu 12: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

  • A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.
  • B. Không tuân theo các quy luật di truyền.
  • C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.
  • D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con

Câu 13: Ứng dụng công nghệ di truyền và trong nông nghiệp để 

  • A. gia tăng sâu bệnh hại cây.
  • B. đánh dấu sinh vật gây hại.
  • C. tạo giống cây, vật nuôi có hệ gene biến đổi mang đặc tính mong muốn.
  • D. tạo giống cây, vật nuôi thuần chủng mang đặc tính bất kì.

Câu 14: Những nguyên tắc đạo đức sinh học cần áp dụng để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải khi ứng dụng công nghệ di truyền trong cuộc sống là

  • A. Không tạo ra sinh vật biến đổi gene gây nguy hiểm cho con người và môi trường.
  • B. chẩn đoán giới tính thai nhi vì mục đích lựa chọn giới tính.
  • C. nhân bản vô tính trên người.
  • D. cần gia tăng sự đau đớn trong quá trình nghiên cứu, các nghiên cứu trên động vật.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất?

  • A.  Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
  • B.  Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nucleotide.
  • C.  Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm thuở đó mà rơi xuống biển.
  • D.  Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.

Câu 16: Phát biểu nào là không đúng với quan niệm của Lamarck?

  • A.  Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.
  • B.  Sinh vật vốn có khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện.
  • C.  Sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh nên không bị đào thải.
  • D.  Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống và tiến hóa.

Câu 17: Đâu là thời điểm để phân biệt thuyết tiến hóa cổ điển và thuyết tiến hóa hiện đại?

  • A. Sự ra đời của học thuyết tế bào.
  • B. Sự ra đời của ngành di truyền học.
  • C. Sự ra đời của sinh học phân tử.
  • D. Sự ra đời của địa lý sinh học.

Câu 18: Hormone insulin được sản xuất dùng để:

  • A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen.
  • B. Chữa bệnh đái tháo đường.
  • C. Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn.
  • D. Điều trị suy dinh dưỡng từ ở trẻ.

Câu 19: Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm:

  • A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ.
  • B. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa trung tính.
  • C. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng con đường sinh thái.
  • D. Thuyết tiến hóa trung tính và thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn.

Câu 20: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến gene là

  • A. bệnh máu không đông và bệnh Down. 
  • B. bệnh Down và bệnh Bạch tạng.
  • C. bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng.
  • D. bệnh Turner và bệnh Down.

Câu 21: Loài nào sau đây không có cặp nhiễm sắc thể giới tính?

  • A. Ruồi giấm.
  • B. Người.
  • C. Đậu Hà Lan.
  • D. Ong.

Câu 22: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng?

  • A.  Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp điệu giống nhau.
  • B.  Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn.
  • C.  Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau.
  • D.  Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác