Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trang Tử sinh sống vào khoảng thời gian nào?

  • A. Khoảng năm 369 – 286 trước Công nguyên
  • B. Khoảng năm 369 – 286 sau Công nguyên
  • C. Khoảng năm 368 – 287 trước Công nguyên
  • D. Khoảng năm 368 – 287 sau Công nguyên

Câu 2: Trang Tử là một triết gia nổi tiếng của quốc gia nào?

  • A. Việt Nam
  • B. Thái Lan
  • C. Trung Quốc
  • D. Ấn Độ

Câu 3: Cuốn Hoa Nam kinh của Trang Tử có giá trị như thế nào?

  • A. Chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác
  • B. Đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động
  • C. Mang tính ngụ ngôn sâu sắc
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Sách của Trang Tử viết ra có gì đặc biệt?

  • A. Chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác
  • B. Được đại đa số trí thức ưa chuộng
  • C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
  • D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 5: Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại gì?

  • A. Cổ tích
  • B. Truyện cười
  • C. Truyền thuyết
  • D. Ngụ ngôn

Câu 6: Nhân vật chính trong truyện là những con vật nào sau đây?

  • A. Con ruồi – con ếch
  • B. Con trâu – con ếch
  • C. Con ếch – con rùa
  • D. Con vịt – con rùa

Câu 7: Phương thức biểu đạt của truyện Ếch ngồi đáy giếng là?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Thuyết minh
  • D. Tự sự

Câu 8: Văn bản Con mối và con kiến được trích từ đâu?

  • A. Trang Tử và Nam Hoa kinh
  • B. Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam
  • C. Truyện cổ nước Nam
  • D. Thơ ngụ ngôn La Phông-ten

Câu 9: Văn bản Con mối và con kiến thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • C. Cổ tích
  • D. Ngụ ngôn

Câu 10: Văn bản nhắc đến những loài vật nào?

  • A. Con mối – con kiến
  • B. Con mối – con rùa
  • C. Con ếch – con kiến
  • D. Con ếch – con rùa

Câu 11: Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

  • A. Thương xót
  • B. Không đồng tình
  • C. Trêu trọc
  • D. Khinh bỉ

Câu 12: Tác giả Vũ Trinh quê ở đâu?

  • A. Bắc Giang
  • B. Hà Nội
  • C. Bắc Ninh
  • D. Ninh Bình

Câu 13: Tác giả Vũ Trinh sáng tác những thể loại nào?

  • A. Thơ
  • B. Văn xuôi
  • C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
  • D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 14: Lan Trì kiến văn lục là một trong những sáng tác đỉnh cao của Vũ Trinh ở thể loại nào?

  • A. Thơ
  • B. Truyện truyền kì
  • C. Tản văn
  • D. Tiểu thuyết

Câu 15: Tác giả Vũ Trinh đỗ hương cống năm bao nhiêu tuổi?

  • A. 17 tuổi
  • B. 18 tuổi
  • C. 19 tuổi
  • D. 20 tuổi

Câu 16: Ông làm quan ở triều đại nào?

  • A. Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn
  • B. Cuối thời Nguyễn, đầu thời Lê
  • C. Giữa thời Nguyễn
  • D. Giữa thời Lê

Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?

  • A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động
  • B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
  • C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
  • D. ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Câu 18: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

  • A. Kể lại diễn biến sự việc
  • B. Đề xuất một ý kiến
  • C. Đưa ra một nhận xét
  • D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 19: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận ?

  • A. Luận điểm       
  • B. Lí lẽ
  • C. Các kiểu lập luận       
  • D. Cốt truyện

Câu 20: Cước chú dùng để làm gì?

  • A. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn
  • B. Đưa ra một giải thích có thể gây mất tập trung cho người đọc
  • C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
  • D. Ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê

Câu 21: Cước chú thường đặt ở đâu?

  • A. Ở cuối trang
  • B. Ở đầu trang
  • C. Ở giữa trang
  • D. Ở trang cuối cùng của văn bản

Câu 22: Tài liệu tham khảo là gì?

  • A. Là một đoạn chú thích đặt ở đầu trang trong một quyển sách hoặc một văn bản
  • B. Là một đoạn chú thích đặt ở giữa trang trong một quyển sách hoặc một văn bản
  • C. Là những tài liệu mà người tạo lập văn bản tìm đọc và khai thác các thông tin cần thiết
  • D. Là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản

Câu 23: Tài liệu tham khảo thường đặt ở đâu?

  • A. Ở cuối trang trong một quyển sách hoặc một văn bản
  • B. Ở sau phần kết thúc của văn bản
  • C. Ở giữa trang trong một quyển sách hoặc một văn bản
  • D. Ở đầu trang trong một quyển sách hoặc một văn bản

Câu 24: Thuật ngữ là gì?

  • A. Là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận
  • B. Là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn
  • C. Là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp
  • D. Là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn,… được dùng trong từng trang văn bản, đặt ở chân trang

Câu 25: Thuật ngữ có mấy đặc điểm?

  • A. 5 đặc điểm
  • B. 4 đặc điểm
  • C. 3 đặc điểm
  • D. 2 đặc điểm

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác