Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất" là gì?
- A. cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.
B. cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm
- C. miêu tả cây tràm
- D. miêu tả hình dáng bông hoa tràm
Câu 2: Các chi tiết trong bài đọc “Bầy chim chìa vôi” cho thấy Mên là người như thế nào?
- A. Vô trách nhiệm, không quan tâm đến lời Mon nói.
- B. Có quan tâm đến lời Mon nói nhưng không thực sự hành động.
C. Quan tâm, biết bảo vệ em.
- D. Chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Câu 3: Xét theo mức độ thì có những loại cụm từ nào trong Tiếng Việt?
A. Cụm từ cố định và cụm từ tự do
- B. Cụm từ không cố định và cụm từ tự do
- C. Cụm từ cố định và cụm từ không tự do
- D. Cụm từ không cố định và cụm từ không tự do
Câu 4: Trong những từ ngữ sau, từ nào KHÔNG phải từ láy?
- A. Xào xạc
- B. Chênh vênh
C. Nghi ngờ
- D. Dễ dàng
Câu 5: Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An trong bài đọc “Đi lấy mật” hiện lên như thế nào?
- A. Ồn ào, náo nhiệt.
B. Yên tĩnh, không khí mát lạnh và rất đẹp.
- C. Đông đúc tấp nập người qua lại.
- D. Nóng nực, yên tĩnh.
Câu 6: Ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật "tôi" là gì?
- A. Bầu trời lất phất những cơn mưa đầu xuân, bầu trời tối đen không thấy sao trời.
B. Cảnh bầu trời sáng lấp lánh, có nhiều chòm sao đang làm việc, đến khi trời sáng mới về đi nghỉ.
- C. Bầu trời đen không trăng và nhiều mây
- D. Không gian đêm tối nơi đồng quê yên ắng.
Câu 7: Mục đích của tóm tắt một văn bản là gì?
- A. Kể lại cốt truyện bằng lời của nhân vật
B. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của văn bản
- C. Sao chép lại văn bản
- D. Chỉnh sửa lại văn bản gốc
Câu 8: Cảm nhận của em về tình cảm của đồng đội, của nhân dân dành cho những người lính đã hi sinh được thể hiện trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”?
- A. Là sự hối hận, nuối tiếc
- B. Là sự gắn bó đùm bọc lẫn nhau
C. Là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè
- D. Là sự sát cánh chiến đấu
Câu 9: Trong bài đọc “Gặp lá cơm nếp”, kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?
- A. hình ảnh người mẹ địu con trên lưng tỉa bắp trên lưng đồi.
- B. hình ảnh người mẹ cần cù lao động.
C. hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.
- D. hình ảnh người mẹ giặt quần áo bên sông.
Câu 10: Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
- A. không khí vui vẻ ngày tết
- B. mong muốn tết nhanh về
C. những người nông dân làm lụng vất vả mới có những sản phẩm Tết để bán ở siêu thị như dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét,...
- D. những người nông dân quanh năm lam lũ.
Câu 11: Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?
“ Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”
- A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
- B. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
- D. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
Câu 12: Trò chơi về xúc giác tại vườn hoa đã đem đến điều gì cho cậu bé trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ?
- A. Cậu bé thấu hiểu hơn về các thành viên trong gia đình mình
- B. Cậu bé nhận diện được tất cả các loài hoa của đất nước
- C. Cậu trở nên thông minh và hiểu biết hơn
D. Cậu đã thuộc hết khu vườn, có thể vừa nhắm mắt vừa đi trong vườn
Câu 13: Xác định nội dung của đoạn thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
- A. Tâm trạng yêu đời, hăng say lao động của tác giả
- B. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không được cùng đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- C. Miêu tả những vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương
D. Nỗi nhớ làng chài của người con tha hương
Câu 14: Điều tâm niệm của nhà thơ thể hiện rõ nét qua bài thơ Một mùa xuân nho nhỏlà gì ?
- A. Khát vọng được sống và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp.
- B. Niềm khát khao được làm những gì thật sự lớn lao có ích cho đất nước.
- C. Khát khao được hòa mình vào thiên nhiên
D. Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
Câu 15: Phép ẩn dụ trong câu sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
- A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ phẩm chất
- C. Ẩn dụ cách thức
- D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 16: Từ "lụy" trong câu thơ "- Hò...ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me" có nghĩa gì?
- A. chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.
- B. dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.
C. kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.
- D. nhan sắc và sự thanh lịch.
Câu 17: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:
Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết ké xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vùa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người bạn.
- A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
- B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
- D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn
Câu 18: Câu thơ: "Lom khom dưới núi tiều vài chú - Lác đác bên sông chợ mấy nhà" (Bà Huyện Thanh Quan) sử dụng phép tu từ cú pháp nào?
- A. Phép đối và sử dụng các từ láy gợi hình.
B. Phép lặp cú pháp và đảo trật tự cú pháp.
- C. Phép lặp cú pháp và sử dụng các từ láy gợi hình.
- D. Phép lặp cú pháp và phép liệt kê.
Câu 19: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ?
- A. Nhân cách hóa các loài vật
- B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
C. Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đóa hoa, những món quà
- D. Lí luận sắc bén, chặt chẽ
Câu 20: Nội dung chính văn bản Người thầy đầu tiên là gì?
- A. Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi.
- B. Tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.
C. Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.
- D. Những trăn trở trong lòng người họa sĩ khi nghĩ về thầy Đuy-sen và An-tư-nai.
Câu 21: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”
A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
- B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
- C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
- D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đẹp cũng hơn cái nết.
Câu 22: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng ở cụm từ in đậm trong câu văn sau: Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
A. Nhân hóa
- B. So sánh
- C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 23: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn sau:
Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
- A. câu phủ định, điệp từ, so sánh, điệp kiểu câu.
B. câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu.
- C. câu phủ định, nhân hóa, điệp ngữ, điệp kiểu câu.
- D. câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ.
Câu 24: Dấu gạch ngang trong những câu sau dùng để làm gì?
“Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!”
- A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
B. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
- C. Nối các từ nằm trong một liên danh
- D. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Câu 25: Các từ ngữ: hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
- A. Biệt ngữ của thường dân.
B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
- C. Biệt ngữ của quý tộc phương tây.
- D. Biệt ngữ người lao động.
Bình luận