Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tính cách của nhân vật là gì?

  • A. Là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ,…
  • B. Là những đặc điểm nổi bật được bộc lộ qua ngoại hình của mỗi nhân vật.
  • C. Là những đặc điểm riêng được bộc lộ qua hoàn cảnh sống của mỗi nhân vật.
  • D. Là những đặc điểm thông qua lời nhận xét, đánh giá của những người xung quanh về nhân vật đó.

Câu 2: Văn bản Bầy chim chìa vôi được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Dế Mèn phiêu lưu kí
  • B. Mùa hoa cải bên sông
  • C. Ngôi nhà tuổi 17
  • D. Đất rừng phương Nam

Câu 3: Đâu là hai loại của cụm từ?

  • A. Tự do – cố định
  • B. Trực tiếp – gián tiếp
  • C. Đẳng lập – chính phụ
  • D. Tự do – định danh

Câu 4: Lối miêu tả trong sáng tác của Đoàn Giỏi có gì đặc biệt?

  • A. Vừa lãng mạn vừa mơ mộng
  • B. Vừa hiện thực vừa huyền ảo
  • C. Vừa hiện thực vừa trữ tình
  • D. Vừa lãng mạn vừa huyền ảo

Câu 5: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A. Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?
  • B. Theo mục đích nói của câu
  • C. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
  • D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

Câu 6: Không gian được miêu tả trong hai khổ thơ đầu trong bài thơ Ngàn sao làm việc

  • A. thành phố
  • B. thị trấn
  • C. đồng quê.
  • D. núi rừng

Câu 7: Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả trong "Đồng dao mùa xuân", hình ảnh người lính hiện lên: 

  • A. trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.
  • B. Mang cái nóng nảy, bốc đồng của tuổi trẻ
  • C. giản dị, khắc khổ
  • D. tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân với giấc mộng giảng đường đại học.

Câu 8: Nói giảm nói tránh là gì?

  • A. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
  • B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
  • C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
  • D. Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 9: Thơ Thanh Thảo có đặc điểm như thế nào?

  • A. Tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội
  • B. Lãng mạn, giọng hào hùng, rạo rực khí thế cờ hoa
  • C. Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết
  • D. Hàm súc, triết lý, hồn thơ ảo não

Câu 10: Trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ là khi nào?

  • A. khi người con du học xa nhà.
  • B. khi người con đi học đại học xa nhà.
  • C. người con xa nhà và nhớ về bát xôi do chính người mẹ nấu.
  • D. khi mẹ mất.

Câu 11: Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được sự thay đổi của

  • A. Cảnh vật dịp cuối năm, thay đổi trong tình cảm và cách nghĩ của con người
  • B. Mục tiêu chưa đạt được
  • C. Những người bạn
  • D. Những điều không may

Câu 12: Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?

“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”.

  • A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
  • B. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
  • D. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Câu 13: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” gửi gắm thông điệp gì?

  • A. Hãy yêu thương đồng loại
  • B. Ý nghĩa của các món quà và cách gửi quà, nhận quà
  • C. Hãy giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau
  • D. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình

Câu 14: Xác định số từ có trong câu sau:

“Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

  • A. Sao vàng
  • B. Chợp mắt
  • C. Canh
  • D. Bốn, năm

Câu 15: Tác phẩm của Ai-tơ-ma-tốp chủ yếu viết về?

  • A. Tâm hồn khát khao tự do và tình yêu của nhân dân Nga
  • B. Những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa
  • C. Tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người
  • D. Cuộc sống khắc nghiệt mà cũng giàu chất thơ ở quê hương ông

Câu 16: Phó từ là gì?

  • A. Là các từ ngữ bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm
  • B. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó
  • C. Là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều
  • D. Là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái…

Câu 17: Những bài thơ của Tế Hanh được biết đến có đặc điểm gì?

  • A. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm xúc dâng trào mỗi khi được sống với thiên nhiên
  • B. Tình yêu quê hương miền Bắc và lòng gắn bó của tác giả đối với mảnh đất này
  • C. Thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết đối với quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ Quốc được thống nhất
  • D. Ca ngợi cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân thù

Câu 18: Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là?

  • A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị,… ở bên ngoài ngôn ngữ
  • B. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người
  • C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó
  • D. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể

Câu 19: Bài thơ Gò me được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Thời kì miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa
  • B. Thời kì đất nước thống nhất
  • C. Thời kháng chiến chống Mỹ
  • D. Thời kì đất nước bị chia cắt

Câu 20: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão đối xử với tôi như thế này vậy?”

  • A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
  • B. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó
  • C. Đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai
  • D. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn

Câu 21: Cảnh trong bài thơ Đường núi được Vũ Quần Phương cho rằng chỉ được vẽ trong vài nét có tính cách như thế nào?

  • A. Tả hơn gợi
  • B. Chấm phá điểm xuyết
  • C. Gợi hơn tả
  • D. Ước lệ tượng trưng

Câu 22: Nội dung của phần 1 đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

  • A. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa.
  • B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • C. Một số bức tranh vẽ về mùa xuân
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

Câu 23: Dấu gạch ngang trong ví dụ sau dùng để làm gì?

     Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng rang mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần rồi thôi.

(Nguyễn Ái Quốc)

  • A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh

Câu 24: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  • B. Để tô đậm tính cách nhân vật
  • C. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó
  • D. Để tô đậm tính cách nhân vật

Câu 25: Mục đích viết của bản tường trình là gì?

  • A. Bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình đối với đối tượng được nói tới và khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc
  • B. Thuyết phục người khác về đối tượng được nói tới
  • C. Cung cấp thông tin một cách trung thực về vụ việc mà mình có liên quan
  • D. Khơi gợi sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác