Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng khái niệm đề tài?

  • A. Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.
  • B. Đề tài là vấn đề cơ bản được nêu ra trong tác phẩm văn học.
  • C. Đề tài là là nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm văn học.
  • D. Đề tài là những khía cạnh được tác giả khai thác trong tác phẩm văn học.

Câu 2: Đâu là phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều?

  • A. Chân thật, gần gũi với cuộc sống đời thường, thể hiện vẻ đẹp của tâm hồng trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật
  • B. Lối viết trần thuật hóm hỉnh, sở trường của ông là truyện phong tục và hồi kí
  • C. Giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết
  • D. Chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ.

Câu 3: Khái niệm chính xác nhất về cụm từ?

  • A. Là đơn vị cú pháp lớn nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành
  • B. Là đơn vị cú pháp nhỏ nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành
  • C. Là yếu tố được tạo thành từ một tiếng
  • D. Là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

Câu 4: Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi viết về đối tượng nào?

  • A. Thiên nhiên, con người và cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số
  • B. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ
  • C. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Bắc Bộ
  • D. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Tây Nguyên

Câu 5: Thành phần chính của câu là gì?

  • A. Là thành phần không bắt buộc
  • B. Là thành phần bắt buộc
  • C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
  • D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn

Câu 6: Văn bản Ngàn sao làm việc thuộc thể thơ gì?

  • A. Thất ngôn bát cú
  • B. Song thất lục bát
  • C. Năm chữ
  • D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 7: Mục đích của tóm tắt một văn bản là gì?

  • A. Kể lại cốt truyện bằng lời của nhân vật
  • B. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của văn bản
  • C. Sao chép lại văn bản
  • D. Chỉnh sửa lại văn bản gốc

Câu 8: Câu thơ “Anh vẫn một mình/Trường Sơn núi cũ” thể hiện điều gì?

  • A. Người lính phải làm nhiệm vụ xa một mình.
  • B. Người lính hy sinh anh dũng tại núi rừng Trường Sơn.
  • C. Người lính bị bỏ lại khi đang làm nhiệm vụ.
  • D. Người lính bị lạc đường khi đang làm nhiệm vụ.

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Bán anh em xa mua láng giềng gần

  • A. Biện pháp tu từ hoán dụ
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D.Biện pháp tu từ liệt kê 

Câu 10: Thể thơ năm chữ có tác dụng gì với bài thơ?

  • A. thể hiện rõ nét tình đồng chí.
  • B. thể hiện tình yêu đôi lứa.
  • C. thể hiện nỗi nhớ trường, nhớ lớp, bạn bè, thầy cô.
  • D. thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công.

Câu 11: Trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp”, kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

  • A. hình ảnh người mẹ địu con trên lưng tỉa bắp trên lưng đồi
  • B. hình ảnh người mẹ cần cù lao động.
  • C. hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.
  • D. hình ảnh người mẹ giặt quần áo bên sông.

Câu 12: Vì sao tác giả Nguyễn Ngọc Tư khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"?

  • A. vì mọi người xung quanh gọi vậy
  • B. gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới.
  • C. tác giả tích vậy
  • D. vì nó liên quan đến kỉ niệm nào đó về mẹ của tác giả

Câu 13: Từ "trã" trong câu thơ "Giã me bên trã canh chua ngọt ngào" có nghĩa là gì?

  • A. chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.
  • B. dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.
  • C. kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.
  • D. nồi đất miệng rộng và nông, thường dùng để kho, nấu thức ăn.

Câu 14: Khi dùng để miêu tả số lương của vật thì số từ thường đứng trước?

  • A. Tính từ
  • B. Động từ
  • C. Danh từ
  • D. Trạng ngữ

Câu 15: Điền vào chỗ trống: Tác phẩm Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi ..........................................................................................................................................

  • A. Là lời bình của tác giả về “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi”, phân tích bức tranh của chiều rừng, hình ảnh bếp chiều. Bên cạnh đó, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhà thơ
  • B. Là bài nhận xét đánh giá nội dung tác phẩm
  • C. Là bài nhận xét đánh giá nghệ thuật tác giả.
  • D. Là bài phân tích không theo bố cục

Câu 16: Phương thức biểu đạt của đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là ai?

  • A. Nghị luận, miêu tả
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự sự
  • D. Biểu cảm, miêu tả

Câu 17: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau: Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

  • A. Liệt kê
  • B. Câu hỏi tu từ
  • C. So sánh
  • D. Nhân hóa

Câu 18: Giá trị nội dung của "Chuyện cơm hến" là:

  • A. Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.
  • B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • C. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

Câu 19: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

  • A.  giúp cho tản văn có màu sắc của miền Bắc nhiều hơn.
  • B.  giúp cho tản văn có màu sắc của miền Nam nhiều hơn.
  • C.  giúp cho tản văn có màu sắc của miền Trung nhiều hơn.
  • D. giúp cho tản văn có màu sắc của xứ Huế nhiều hơn.

Câu 20: Nghĩa của từ "Lượn" trong "Hội lồng tồng" là gì?

  • A. Một vùng của Việt Bắc
  • B. Lối hát đối đáp giữa trai và gái của dân tộc Tày
  • C. Tên một dụng cụ dùng để cắt, thái
  • D. Hoạt động thờ cúng của đồng bào miền núi

Câu 21: Trong văn bản “Bầy chim chìa vôi”, thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon là gì?

  • A. Vào mùa nước cạn, chim chìa vôi tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng.
  • B. Vào mùa nước lên, chim chìa vôi tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng.
  • C. Vào mùa cạn, chim chìa vôi thường tìm rong khô để xây tổ đẻ trứng trong các bụi cỏ bên bờ.
  • D.  Vào mùa nước lên, chim chìa vôi thường tìm rong khô để xây tổ đẻ trứng trong các bụi cỏ bên bờ.

Câu 22: Xác định trạng ngữ trong câu: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.

  • A. Mon
  • B. Khoảng hai giờ sáng
  • C. Tỉnh giấc.
  • D. Không có trạng ngữ.

Câu 23: Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?

“Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chính.”

  • A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau
  • B. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
  • D. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Câu 24: Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Ngàn sao làm việc như thế nào?

  • A. Hối hả
  • B. Mệt mỏi
  • C. Phấn khích
  • D. Thong dong

Câu 25: Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” có cách ngắt nhịp gì?

  • A. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
  • B. Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
  • C. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
  • D. Nhịp 1/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 2/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác