Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Nguyên tố carbon không có ở trong

  • A. nước cất.
  • B. kim cương.
  • C. than.
  • D. khí quyển.

Câu 2: Trong tự nhiên methane được hình thành từ

  • A. các vi sinh vật phân huỷ các chất vô cơ trong môi trường hiếu khí.
  • B. các vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường hiếu khí.
  • C. các vi sinh vật phân huỷ các chất vô cơ trong môi trường yếm khí.
  • D. các vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí.

Câu 3: Chất khí nào là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?

  • A. CO2 và SO2.
  • B. CO2 và CH4.
  • C. CO và CH4.                          
  • D. CO và SO2.

Câu 4: Lượng khí nhà kính tăng quá cao dẫn đến

  • A. hiện tượng ấm lên toàn cầu.
  • B. hiện tượng núi lửa phun trào.
  • C. hiện tượng mưa sao băng.                                        
  • D. hiện tượng nhật thực.

Câu 5: Đâu không phải là bằng chứng chứng minh Trái Đất đang bị biến đổi khí hậu?

  • A. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên kể từ thời kì tiền công nghiệp.
  • B. Sự gia tăng các hiện tượng nóng, bão, lũ lụt, hạn hán,...
  • C. Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang bị biến đổi.
  • D. Mực nước biển ngày càng thấp đi.

Câu 6: Biến đổi khí hậu đang là

  • A. động lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia.                                
  • B. mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống trên Trái Đất.
  • C. cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.
  • D. điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật.

Câu 7: Nếu nhiệt độ trên Trái đất tiếp tục tăng sẽ dẫn đến hệ luỵ gì?

  • A. Nhiều thành phố ven biển bị ngập lụt do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • B. Mực nước biển giảm xuống do nước bị bốc hơi vì thời tiết quá nóng.
  • C. Xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.                
  • D. Băng ở 2 cực Trái Đất ngừng tan chảy.

Câu 8: Để hạn chế được hiệu ứng nhà kính, ta phải

  • A. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước. 
  • B. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước  và toàn cầu.
  • C. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước và toàn cầu.
  • D. Thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước. 

Câu 9: Đều được cấu tạo từ nguyên tố carbon nhưng vì sao kim cương cứng, không dẫn điện còn than chì mềm và dẫn điện?

  • A. Do sự sắp xếp cấu trúc tinh thể khác nhau.
  • B. Do than chì có pha thêm chì.
  • C. Do các nguyên tử carbon trong tinh thể kim cương có số electron khác trong than chì.
  • D. Do than có nhiều electron tự do hơn.

Câu 10: Vì sao các nhiên liệu than mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu khi đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2?

  • A. Vì chúng sẽ tác dụng với CO trong không khí.
  • B. Vì chúng đều là những nhiên liệu có chứa carbon.
  • C. Vì khi khai thác người ta đã thêm than vào những nhiên liệu này.
  • D. Vì chúng có một hàm lượng nhỏ là carbon.

Câu 11: Vì sao lượng khí nhà kính ngày càng tăng?

  • A. Do cháy rừng.
  • B. Do xả rác bừa bãi.
  • C. Do sử dụng nhiên liệu tái tạo.
  • D. Do hệ quả tất yếu của các hoạt động sử dụng nhiên liệu hoá thạch, sản xuất chăn nuôi của con người.

Câu 12: Nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính hiện nay là

  • A. do cháy rừng.
  • B. do núi lửa phun trào.
  • C. do con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng.
  • D. do phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên.

Câu 13: Việc hưởng ứng giờ Trái Đất có ý nghĩa như thế nào đến chống biến đổi khí hậu?

  • A. Sử dụng điện năng nhiều lên thay vì dùng xăng, dầu.
  • B. Tiết kiệm điện năng, giảm lượng phát thải khí nhà kính.
  • C. Giảm sử dụng xăng dầu, các máy móc sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
  • D. Sử dụng năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hoá thạch.

Câu 14: Đặc điểm vật lý nào của khí nhà kính mà sự gia tăng của nó đang làm Trái đất ấm dần lên?

  • A. Hấp thụ và tán xạ mạnh bức xạ hồng ngoại.
  • B. Hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại.
  • C. Cho ánh sáng truyền qua thủy tinh, kính.
  • D. Quang điện trong.

Câu 15: Giải pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự 'ấm dần lên của Trái đất' hiện nay là

  • A. Trồng nhiều cây xanh.
  • B. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0.
  • C. Giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
  • D. Giảm các hoạt động chăn nuôi gia súc.

Câu 16: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

  • A. 2520 kJ.
  • B. 5 040 kJ.
  • C. 10 080 kJ.
  • D. 6 048 kJ.

Câu 17: Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP21” là gì?

  • A. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C.
  • B. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 1 độ C.
  • C. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C.
  • D. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác