Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Ôn tập chủ đề 5: Năng lượng với cuộc sống

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 cánh diều Ôn tập chủ đề 5: Năng lượng với cuộc sống có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất tạo nên vòng tuần hoàn của nước?

  • A. 23%.
  • B. 18%.
  • C. 50%.
  • D. 41%.

Câu 2: Hơi nước trong những dòng không khí khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tạo thành gì?

  • A. Sấm.
  • B. Mưa.
  • C. Sét.
  • D. Gió.

Câu 3: Năng lượng trong vòng tuần hoàn của nước đến từ đâu?

  • A. Trái Đất.
  • B. Sông, suối.
  • C. Mặt Trời.
  • D. Dòng nước ngầm.

Câu 4: Đâu không phải nguồn năng lượng từ Trái Đất?

  • A. Năng lượng địa nhiệt.
  • B. Năng lượng từ thủy triều.
  • C. Năng lượng từ nhà máy nhiệt điện.
  • D. Năng lượng từ nhiên liệu hạt nhân.

Câu 5: Đâu không phải là nhiên liệu hóa thạch?

  • A. Than mỏ.
  • B. Dầu mỏ.
  • C. Gỗ.
  • D. Khí thiên nhiên.

Câu 6: Dạng năng lượng nào được con người sử dụng nhiều nhất hiện nay?

  • A. Năng lượng hóa thạch.
  • B. Năng lượng hạt nhân.
  • C. Năng lượng điện.
  • D. Năng lượng hóa học.

Câu 7: Khoảng bao nhiêu phần trăm năng lượng Mặt Trời truyền tới Trái Đất được bầu khí quyển hấp thụ?

  • A. 30%.
  • B. 47%.
  • C. 23%.
  • D. Dưới 1%.

Câu 8: Tại sao nói năng lượng hóa thạch có nguồn gốc từ Mặt Trời?

  • A. Do năng lượng Mặt Trời được bầu khí quyển hấp thụ.
  • B. Do năng lượng tạo ra vòng tuần hoàn của nước.
  • C. Do sự hình thành thực vật trong quá trình quang hợp.
  • D. Do sự hình thành qua các quá trình biến đổi địa chất trong hàng triệu năm.

Câu 9: Năng lượng tái tạo là gì?

  • A. Là năng lượng được tái sử dụng từ các nguồn thiên nhiên.
  • B. Là năng lượng được sử dụng từ nguồn năng lượng Mặt Trời.
  • C. Là năng lượng được biến đổi từ các dạng năng lượng khác.
  • D. Là năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên và có thể bổ sung trong một thời gian ngắn.

Câu 10: Sóng biển thường được tạo ra từ

  • A. tác dụng của gió.
  • B. hoạt động địa chấn.
  • C. hoạt động của thủy triều.
  • D. năng lượng mặt trời.

Câu 11: Đâu là biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường?

  • A. Hạn chế sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • B. Sử dụng các sản phẩm từ nhựa dùng một lần.
  • C. Lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường và có hiệu suất năng lượng lớn.
  • D. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại hóa chất.

Câu 12: Đâu không phải biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng?

  • A. Giảm bớt tiêu thụ năng lượng điện trong giờ cao điểm.
  • B. Hạn chế sử dụng năng lượng gió và ánh sáng tự nhiên.
  • C. Sử dụng hiệu quả nhiên liệu bằng cách làm cho nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn.
  • D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

Câu 13: Pin quang điện có thể biến đổi năng lượng như thế nào?

  • A. Từ năng lượng mặt trời thành năng lượng điện.
  • B. Từ năng lượng gió thành năng lượng điện.
  • C. Từ năng lượng sóng biển thành năng lượng điện.
  • D. Từ năng lượng dòng chảy của nước thành năng lượng điện.

Câu 14: Ưu điểm của thủy điện là gì?

  • A. Phát triển hệ sinh thái trên sông và khu vực lân cận.
  • B. Làm thay đổi chế độ thủy văn.
  • C. Hạn chế trồng rừng và mở rộng diện tích đất canh tác của người dân.
  • D. Không phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.

Câu 15: Muốn lắp đặt và thu được lượng lớn năng lượng mặt trời, cần có diện tích như thế nào?

  • A. Khu vực hẹp (cỡ vài trăm m2).
  • B. Khu vực hẹp (cỡ vài km2).
  • C. Khu vực rộng (cỡ hàng trăm hecta).
  • D. Khu vực rộng (cỡ hàng trăm km2).

Câu 16: Vì sao nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng lớn?

  • A. Dân số tăng lên và mức sống ngày càng cao.
  • B. Diện tích đất ngày càng thu hẹp do lượng nước biển dâng cao.
  • C. Năng lượng tái tạo ngày càng hạn chế và cạn kiệt.
  • D. Do việc áp dụng các biện pháp và kĩ thuật vào đời sống.

Câu 17: Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là

  • A. năng lượng mặt trời.
  • B. năng lượng gió.
  • C. năng lượng từ sóng biển.
  • D. năng lượng từ dòng sông.

Câu 18: Vì sao hiện nay, tỉ lệ sử dụng ô tô điện, xe máy điện có xu hướng tăng?

  • A. Vì các phương tiện hoạt động bằng năng lượng điện và không thải ra các khí nhà kính.
  • B. Vì các phương tiện hoạt động bằng năng lượng điện, đây là nguồn năng lượng dồi dào, tuy nhiên không ổn định.
  • C. Vì các phương tiện này có thể biến đổi năng lượng điện năng thành năng lượng nhiệt năng.
  • D. Vì các phương tiện này có thể sử dụng được từ năng lượng tái tạo và có thể bổ sung trong một thời gian ngắn.

Câu 19: Thực vật hấp thụ khí nào trong khí quyển?

  • A. CO.
  • B. CO2.
  • C. CH4.
  • D. H2.

Câu 20: Hơi nước trong những dòng không khí khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tạo thành gì?

  • A. Sấm.
  • B. Mưa.
  • C. Sét.
  • D. Gió.

Câu 21: Nhiên liệu hóa thạch không có ưu điểm nào dưới đây?

  • A. Dễ sử dụng.
  • B. Là nguồn nhiên liệu vô tận.
  • C. Chi phí khai thác rẻ.
  • D. Giá thành không quá cao.

Câu 22: Đâu không phải nguyên nhân tạo thành sóng biển?

  • A. Tác dụng của gió.
  • B. Hoạt động địa chấn.
  • C. Hoạt động của thủy triều.
  • D. Năng lượng mặt trời.

Câu 23: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ môi trường?

  • A. Phân loại rác thải, phục vụ cho việc xử lí rác thải và tái chế đạt hiệu quả cao nhất.
  • B. Giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp.
  • C. Sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân.
  • D. Hạn chế sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Câu 24: Vì sao nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng lớn?

  • A. Dân số tăng lên và mức sống ngày càng cao.
  • B. Diện tích đất ngày càng thu hẹp do lượng nước biển dâng cao.
  • C. Năng lượng tái tạo ngày càng hạn chế và cạn kiệt.
  • D. Do việc áp dụng các biện pháp và kĩ thuật vào đời sống.

Câu 25: Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là

  • A. nhà máy phát điện gió.
  • B. pin mặt trời.
  • C. nhà máy thủy điện.
  • D. nhà máy nhiệt điện.

Câu 26: Để làm bốc hơi nước ở sông, hồ, biển và đại dương, năng lượng mặt trời đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

  • A. Năng lượng nhiệt.
  • B. Năng lượng hóa học.
  • C. Năng lượng cơ học.
  • D. Năng lượng sinh khối.

Câu 27: Tại sao nói năng lượng hóa thạch có nguồn gốc từ Mặt Trời?

  • A. Do năng lượng Mặt Trời được bầu khí quyển hấp thụ.
  • B. Do năng lượng tạo ra vòng tuần hoàn của nước.
  • C. Do sự hình thành thực vật trong quá trình quang hợp.
  • D. Do sự hình thành qua các quá trình biến đổi địa chất trong hàng triệu năm.

Câu 28: Vì sao hiện nay, tỉ lệ sử dụng ô tô điện, xe máy điện có xu hướng tăng?

  • A. Vì các phương tiện hoạt động bằng năng lượng điện và không thải ra các khí nhà kính.
  • B. Vì các phương tiện hoạt động bằng năng lượng điện, đây là nguồn năng lượng dồi dào, tuy nhiên không ổn định.
  • C. Vì các phương tiện này có thể biến đổi năng lượng điện năng thành năng lượng nhiệt năng.
  • D. Vì các phương tiện này có thể sử dụng được từ năng lượng tái tạo và có thể bổ sung trong một thời gian ngắn.

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác