Siêu nhanh soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Văn 12 Cánh diều tập 1

Soạn siêu nhanh bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Văn 12 Cánh diều tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 12 Cánh diều tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 12 Cánh diều tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Dựa trên thông tin về các bài đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một, hãy lập bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.

Soạn rút gọn:

1. Theo thể loại

Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Muối của rừng

- Chiếc thuyền ngoài xa

- Hai cõi U Minh

Hài kịch

- Quan thanh tra

- Thực thi công lí

- Loạn đến nơi rồi

- Tiền tội nghiệp của tôi ơi

Nhật kí, phóng sự, hồi kí

- Nhật kí đặng thùy trâm

- Khúc tráng ca nhà giàn

- Quyết định khó khăn nhất

- Một lít nước mắt

Văn tế, thơ

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Việt Bắc

- Lưu biệt khi xuất dương

- Tây tiến

- Mưa xuân

Văn nghị luận

- Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

- Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

- Phân tích bài thơ Việt Bắc

2. Theo kiểu văn bản

Kiểu văn bản

Tên văn bản

Tự sự

Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Muối của rừng,..

Miêu tả

Hai cõi U Minh

Biểu cảm

Chiếc thuyền ngoài xa

Nghị luận

- Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

- Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

- Phân tích bài thơ Việt Bắc

Câu hỏi 2: Phân biệt truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại qua các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một.

Soạn rút gọn:

- Về nội dung: 

+ Truyện truyền kì thường xoay quanh những vấn đề đạo đức, xã hội thông qua những nhân vật phi thường, có yếu tố thần thoại

+ Truyện ngắn hiện đại phản ánh nhiều vấn đề của đời sống xã hội, con người với những nhân vật bình thường, gần gũi với cuộc sống 

- Về nghệ thuật: 

+ Truyện truyền kì sử dụng nhiều yếu tố hư cấu, hoang đường, ngôn ngữ thường trau chuốt, giàu hình ảnh

+ Truyện ngắn hiện đại sử dụng nhiều biện pháp tu từ hiện đại, ngôn ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống.

Câu hỏi 3: Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các văn bản trong Bài 2.

Soạn rút gọn:

- Tiếng cười: Yếu tố then chốt, mang đến sự giải trí, thư giãn, đồng thời châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 

- Phản ánh hiện thực: Sinh động, dí dỏm, giúp khán giả có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề trong cuộc sống.

- Thủ pháp nghệ thuật đa dạng: Phóng đại, cường điệu, ví von, so sánh,... tạo hiệu quả hài hước.

- Nhân vật hài hước: Tính cách, hành động lố bịch, tạo nên những tình huống dở khóc dở cười.

- Ngôn ngữ hài hước: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lối chơi chữ,... tạo hiệu quả châm biếm, mỉa mai.

Câu hỏi 4: Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản kí được học ở Bài 3.

Soạn rút gọn:

- Đề tài: Trải nghiệm cá nhân của tác giả

- Chủ đề: Chiến tranh ác liệt

Đặc điểm cần lưu ý: 

1. Tính chủ quan: Mang tính chủ quan, đánh giá của tác giả

2. Tính trung thực: được viết dựa trên ký ức của tác giả, có thể không hoàn toàn chính xác về mặt lịch sử hoặc sự kiện

3. Giá trị nhân văn: Thường chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện qua những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của tác giả. 

4. Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi với cuộc sống, thể hiện phong cách riêng của tác giả. 

5. Bối cảnh lịch sử - xã hội: viết theo bối cảnh xã hội chiến tranh

Câu hỏi 5: Nội dung của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) có gì gần gũi với các tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)?

Soạn rút gọn:

- "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" vang lên tiếng xót thương cho những người nghĩa sĩ đã hy sinh và gia đình của họ

- "Tây Tiến" khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến lãng mạn, bi tráng, chiến đấu nơi núi rừng hoang vu, hiểm trở, bất chấp gian khổ

- "Xuất dương lưu biệt" thể hiện tâm trạng buồn tủi, sầu muộn của tác giả khi phải xa quê hương đất nước, đồng thời là quyết tâm trở về đánh Pháp cứu nước.

=> Cả ba tác phẩm đều là những minh chứng cho sức sống mãnh liệt của tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và niềm tin vào tương lai của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi 6: Đặc điểm (nội dung và hình thức) của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 12, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy

Soạn rút gọn:

- Nội dung: thường có cấu trúc logic, chặt chẽ với các phần sau:

+ Mở đầu: Nêu luận đề, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

+ Thân bài: Trình bày các luận điểm, giải thích, phân tích và chứng minh bằng các luận cứ và dẫn chứng cụ thể.

+ Kết luận: Khẳng định lại luận đề, nêu ý nghĩa và hướng giải quyết vấn đề.

- Hình thức văn bản nghị luận:

+ Thường được chia thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn được sắp xếp hợp lý, logic

+ Mỗi đoạn văn cần tập trung trình bày một ý chính, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với các đoạn văn khác.

+ Ngôn ngữ chính xác, giàu sức thuyết phục, phù hợp với nội dung và đối tượng tiếp nhận.

- Yêu cầu của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận:

+ Xác định mục đích của người viết.

+ Xác định luận đề của văn bản.

+ Nắm rõ các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng.

+ Phân tích cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản.

- Ý nghĩa:

+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề được bàn luận.

+ Rèn luyện kỹ năng tư duy logic, phản biện.

+ Nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, hiệu quả.

+ Góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng đạo đức cho con người.

VIẾT

Câu hỏi 7: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong ngữ văn 12, tập 1, Kiểu văn bản nghị luận được học ở những bài nào và có gì cần chú ý?

Soạn rút gọn:

- Các kiểu văn bản:

+ Kiểu văn bản nghị luận

+ Kiểu văn bản thuyết minh

- Chú ý cho kiểu văn bản nghị luận:

+ Đối với dạng bài nghị luận, so sánh đánh giá tác phẩm văn học: Xác định mục đích so sánh; xác định nội dung, tiêu chí so sánh;...

+ Đối với dạng bài nghị luận đời sống: Xác định mục đích của bài viết; lựa chọn vấn đề cần bàn luận;…

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi 8: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa trình bày/ thuyết trình một vấn đề với tranh luận một vấn đề.

Soạn rút gọn:

- Điểm giống: Bàn luận về một vấn đề để có tri thức, hiểu biết về vấn đề đó

- Điểm khác:

 

Trình bày/Thuyết trình

Tranh luận

Định nghĩa

Trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người. 

 

Cuộc thảo luận trong đó mọi người bày tỏ ý kiến khác nhau về một vấn đề.

Mục tiêu

Truyền đạt, chia sẻ thông tin, hiểu biết về một vấn đề.

 

Chứng minh, thuyết phục người khác về quan điểm của mình.

Người tham gia

Người tham gia với một quan điểm chung trong một vấn đề.

Hai bên tham gia với quan điểm trái ngược nhau trong một vấn đề.

TIẾNG VIỆT

Câu hỏi 9: Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết; phân tích tác dụng của các yếu tố ngữ âm, từ ngữ, các biện pháp tu từ, kiểu câu,…trong một văn bản đọc hiểu tự chọn.

Soạn rút gọn:

a. Mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết: 

- Có mối liên hệ chặt chẽ.

- Có tính chất áp dụng khi đọc hiểu các văn bản theo từng chủ đề 

b. Tác dụng:

- Sử dụng từ ngữ giản dị, gần gũi và lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ

+  Động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

- Nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng rất thành công:

+ Phép đối được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

+ Các hình ảnh biểu tượng 

+ Biện pháp tu từ so sánh, đặc tả

=> Miêu tả hình tượng người nông dân nghĩa sĩ vô cùng sinh động, đặc sắc.

TỰ ĐÁNH GIÁ

I. Đọc hiểu

Câu hỏi 1: Yếu tố nào thể hiện rõ nhất định tính chất nhật kí của đoạn trích

Soạn rút gọn:

Yếu tố: Ghi chép lại các sự việc đã trải qua từng ngày, ngôi thứ nhất, xưng “mình”.

Câu hỏi 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tất cả, tất cả đè nặng trong trái tim mình và tâm tư mình đầy ắp như mặt sông những ngày nước lũ.”

Soạn rút gọn:

- Hình ảnh "tâm tư đầy ắp như mặt sông những ngày nước lũ" được sử dụng như một phép so sánh độc đáo giúp cụ thể hóa cảm xúc của tác giả một cách sinh động, trực tiếp.

- Nước lũ cuồn cuộn, dồn dập tượng trưng cho những suy nghĩ, cảm xúc hỗn độn, uất nghẹn của tác giả trước thực tế chiến tranh tàn khốc. 

=> Tâm trạng nặng nề, uất ức, nghẹn ngào của Đặng Thùy Trâm trước thực tế chiến tranh tàn khốc, cho thấy sức mạnh nội tâm to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến. 

Câu hỏi 3: Câu “Quả thực mình đã không nghĩ gì đến hạnh phúc của tuổi trẻ, không hề mong ước được sống trong một tình yêu sôi nổi, mà lúc này chỉ có tình gia đình, chỉ có ước mong sum họp với gia đình.” nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn từ 3 – 5 dòng).

Soạn rút gọn:

- Tác giả sẵn sàng từ bỏ những tháng ngày đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ, những ước mơ, hoài bão cá nhân để cống hiến sức mình cho độc lập tự do của Tổ quốc. 

- Tuy vậy, cô cũng mong mình có một mái ấm gia đình để có trốn đi về. 

=> Sự khao khát giản dị nhỏ bé, nhưng cũng thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh.

Câu hỏi 4: Em nghĩ người viết đoạn văn nhật kí trên là một người như thế nào?

Soạn rút gọn:

- Đặng Thùy Trâm hiện lên như một người con gái với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. 

- Cô ấy thông minh, yêu nước, sẵn sàng ra chiến trường ác liệt. Nhưng cũng là cô gái yếu đuối, có một tâm hồn mỏng manh và khát khao hạnh phúc bình dị.

Câu hỏi 5: Có thể rút ra triết lí nhân sinh gì từ đoạn trích nhật kí trên?

Soạn rút gọn:

- Tình yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường

- Bài học quý giá về cách sống cống hiến, sống hết mình, không ngại gian khó

- Trước những khó khăn, thử thách, không bao giờ chùn bước hay nản lòng.

2. Viết

Câu hỏi: Chọn một trong hai đề bài sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1: Từ đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” ở bên, hãy nêu lên suy nghĩ của em về một lối sống đẹp trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Đề 2: Viết bài văn nêu lên điểm giống nhau và khác nhau giữa bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) và bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng).

Soạn rút gọn:

Đề 1:

- "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" không chỉ là một trang sử hào hùng về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước mà còn là một bức tranh sinh động về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ đó. 

- Lối sống đẹp là lối sống hướng đến những giá trị đạo đức cao quý, phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội. 

- Một lối sống đẹp sẽ góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, nơi mà mỗi người đều sống trong tình yêu thương, sự tôn trọng và niềm tin lẫn nhau.

- Mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Chúng ta cần nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội.

- Chúng ta cần biết yêu thương, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Trước những khó khăn, thử thách, chúng ta cần có ý chí vươn lên, không lùi bước.

- Mỗi người Việt Nam cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. 

- Lối sống đẹp của Đặng Thùy Trâm là một bài học quý giá cho thế hệ trẻ noi theo. Mỗi chúng ta hãy học tập và rèn luyện để trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 12 Cánh diều tập 1 bài Ôn tập và tự đánh giá cuối, Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Văn 12 Cánh diều tập 1, Siêu nhanh soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối Văn 12 Cánh diều tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác