Siêu nhanh soạn bài Đêm trăng và cây sồi Văn 12 Cánh diều tập 2

Soạn siêu nhanh bài Đêm trăng và cây sồi Văn 12 Cánh diều tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 12 Cánh diều tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 12 Cánh diều tập 2 phù hợp với mình.

BÀI 7

ĐỌC: ĐÊM TRĂNG VÀ CÂY SỒI

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lép Tôn – xtôi và bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình.

Giải rút gọn:

- Tác giả Lép Tôn – xtôi: 

+ Ông sinh ngày 28/8/1828 tại điền trang Laxnaia Poliana.

+ Ông sáng tác nhiều thể loại trong đó có tiểu thuyết, truyện ngắn và bút ký: 

- Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình:

 + Được xuất bản trong khoảng thời gian 1865 - 1869, dựa vào cột mốc lịch sử quan trọng của nước vào thế kỷ 19.

+ Tác phẩm như một thiên anh hùng ca kể về sự ra đời của nước Nga, một quốc gia đa chủng tộc, với nhiều tập quán và ngôn ngữ khác nhau, có thể đoàn kết lại để chống kẻ xâm lăng. 

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Chú ý các từ ngữ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật An – đrây.

Giải rút gọn:

“Lòng không vui và tư lự”, “chợt thấy lòng se lại”.

Câu hỏi 2: Hình dung khung cảnh đêm trăng ở Ô – trát – nôi – ê.

Giải rút gọn:

Là 1 đêm trăng mát mẻ, trong sáng và yên tĩnh

Câu hỏi 3: Hình dung tâm trạng vui tươi, cảm giác bay bổng của nhân vật Na – ta – sa. 

Giải rút gọn:

Na – ta – sa bị bất ngờ và cảm thấy thích thú với khung cảnh ánh trăng

Câu hỏi 4: Minh họa dưới đây liên quan gì đến nội dung văn bản?

Giải rút gọn:

Hình ảnh đã minh họa cho dáng ngồi khi cô đang trong tâm trạng vui vẻ và cảm giác bay bổng dưới ánh trăng đêm đẹp một cách tuyệt mĩ, làm cho cô phấn khích và thích thú. 

Câu hỏi 5: Chú ý những chòm lá xanh mơn mởn trên cây sồi già.

Giải rút gọn:

- “Cây sồi già bây giờ đã hoàn toàn đổi mới, tỏa rộng một vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang như say sưa ngất ngây, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều.”

- “Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những đám lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được rằng, chính cây sồi cằn cỗi kia đã sinh ra những chòm lá xanh mơn mởn ấy.”

Câu hỏi 6: Chú ý tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc của nhân vật An – đrây.

Giải rút gọn:

Khi nhận ra cây sồi trước mắt mình chính là cây sồi khi trước, công tước An-đrây nghĩ và có cảm giác vui mừng, sảng khoái, tưởng chừng như mỗi tế bào trong mình đổi mới, sống lại.

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nhân vật An – đrây Bôn – côn – xki chú ý đến cô gái Na – ta – sa Rô- Xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na – ta – sa trong đêm trăng ở Ô – trát – nôi – ê.

Giải rút gọn:

- Khi mà An – đrây đến thỉnh cầu viên đô quý tộc về công việc tại gia đình, trong khi trò chuyện với hai ông bà Rô – xtốp và các vị thượng khách thì có để ý đến Na – ta – sa vui đùa giữa đám thanh niên 

- Nhân vật Na-ta-sa trong đêm trăng mang một vẻ đẹp đặc biệt và đầy sức hút. 

+ Na–ta–sa yêu đời có một tâm hồn bay bổng và tỏ ra vô cùng thích thú với đêm trăng sáng.  

+ Đêm trăng đã tạo cho Na-ta-sa một tâm trạng vui tươi và tràn đầy sự phấn khích. 

+ Vẻ đẹp của Na-ta-sa còn gợi lên sự hòa hợp, yên bình và hy vọng trong cuộc sống, là nguồn động viên lớn lao cho những người khác trong cuộc chiến tranh và hòa bình. 

Câu hỏi 2: Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi này có thể tượng trưng cho điều gì? 

Giải rút gọn:

- Vì cây sồi già đã từng gợi cho chàng những ấn tượng kì lạ khó quên.

- Những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già: 

+ “Cây sồi già bây giờ đã hoàn toàn đổi mới, tỏa rộng một vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang như say sưa ngất ngây, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều.” 

+ “Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sứt sẹo, vẻ ngờ vực và buồn rầu trước kia cũng không còn dấu vết.”

+ “Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những đám lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được rằng, chính cây sồi kia đã sinh ra những chòm lá xanh mơn mởn ấy.”

- Cây sồi như tấm gương thu gọn, ánh chiếu rõ nét những chuyển biến tinh vi trong tâm lí nhân vật.

=> Dùng thiên nhiên làm thước đo thế giới tâm hồn con người, mượn cây sồi để tả cảnh ngụ tình, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật một cách đầy tinh tế và ấn tượng. 

Câu hỏi 3: Phân tích diễn biến tâm trạng An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách tiếp cận của nhà văn Tôn-xtôi đối với tâm hồn con người. 

Giải rút gọn:

- An-đrây, tuy lòng không vui và tư lự nhưng vì công việc, chàng đã đến gia đình Rô-xtốp để thỉnh cầu viên đô thống quý tộc và tại đây chàng đã gặp Na-ta-sa – người đã làm cho tâm hồn chàng vô cùng xao xuyến.

- Trên đường về, chàng đi qua khu rừng bạch dương dạo đầu xuân. Tại đây, An-đrây đã tìm kiếm cây sồi già như tìm kiếm người bạn cố tri. 

- Cảnh tượng chiến trường, hình ảnh vợ trước khi tắt thở. Kỉ niệm gặp gỡ bá tước Pie trên bến đò, và hình ảnh người con gái Na-ta-sa trong đêm trăng cùng hiện lên trong tâm hồn chàng.

- Chàng cảm thấy bâng khuâng, tự an ủi và động viên mình 

=> tâm hồn u ám, mọi cô đơn, sầu muộn bấy nay chứa chất trong lòng chàng quý tộc trẻ đã bị xua tan.  

- Cách tiếp cận của nhà văn đối với tâm hồn con người:

+ Tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc Nga, ngòi bút điêu luyện trong việc miêu tả tâm lý và khám phá “biện chứng tâm hồn” của con người

+ Cách thể hiện con người trong sự vận động đi lên, vượt qua số phận và hướng thiện, tấm lòng nhân đạo cao đẹp của tác giả, không gian và thời gian nghệ thuật 

Câu hỏi 4: Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sử dụng lời đối thoại, độc thoại của tác giả trong đoạn trích.

Giải rút gọn:

- Dùng thiên nhiên để vừa tạo dựng được phong cảnh, không gian và thời gian, vừa góp phần khắc họa những diễn biến tâm lý tinh vi của nhân vật. 

=> hình tượng thiên nhiên độc đáo, tượng trưng cho những gì cao cả, tốt đẹp, vĩnh hằng mà các nhân vật này khát khao vươn tới. 

- Ngôn ngữ miêu tả độc thoại nội tâm để thâm nhập và phản ánh dòng suy tư, cảm xúc của nhân vật một cách chính xác, khúc chiết và đầy tinh tế

=> nhân vật có một chiều sâu tâm lý, một sự đầy đặn về tầm hồn và một tầm cao trí tuệ khó quên.

Câu hỏi 5: Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì? Em suy nghĩ gì về lẽ sống đó.

Giải rút gọn:

 - Lẽ sống mới: không thể chỉ đắm chìm trong đau khổ, cần phải vượt lên sự cô đơn, không phải chỉ sống vì mình mà phải biết sống vì người khác.

- Lẽ sống đó thể hiện rõ ràng và sinh động năng lực tư duy khúc chiết, trong sáng của công tước, một con người trung thực, chân thành, giàu nghị lực. 

=> Trở nên mạnh mẽ, giàu nghị lực và niềm tin trên con đường đi tìm chân lý. 

Câu hỏi 6: Em thích nhất hình ảnh, nhân vật hoặc sự việc nào trong đoạn trích? Vì sao? 

Giải rút gọn:

- Em thích nhất là hình ảnh An-đrây trong đoạn trích 

- Vì em thấy được đây là một chàng trai thông minh, sắc sảo, tinh tế, giàu nghị lực và nhiều hoài bão. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 12 Cánh diều tập 2 bài Đêm trăng và cây sồi, Soạn bài Đêm trăng và cây sồi Văn 12 Cánh diều tập 2, Soạn siêu nhanh bài Đêm trăng và cây sồi Văn 12 Cánh diều tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác