5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 49

5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 49. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 7: TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

VĂN BẢN: THIẾU NỮ VÀ CÂY SỒI GIÀ BÊN ĐƯỜNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ

CH : Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lép Tôn – xtôi và bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH  1: Chú ý các từ ngữ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật An – đrây.

CH  2: Hình dung khung cảnh đêm trăng ở Ô – trát – nôi – ê.

CH  3: Hình dung tâm trạng vui tươi, cảm giác bay bổng của nhân vật Na – ta – sa. 

CH  4: Minh họa dưới đây liên quan gì đến nội dung văn bản?

CH  5: Chú ý những chòm lá xanh mơn mởn trên cây sồi già.

CH  6: Chú ý tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc của nhân vật An – đrây.

SAU KHI ĐỌC

CH  1: Nhân vật An – đrây Bôn – côn – xki chú ý đến cô gái Na – ta – sa Rô- Xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na – ta – sa trong đêm trăng ở Ô – trát – nôi – ê.

CH  2: Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi này có thể tượng trưng cho điều gì? 

CH  3: Phân tích diễn biến tâm trạng An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách tiếp cận của nhà văn Tôn-xtôi đối với tâm hồn con người. 

CH  4: Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và sử dụng lời đối thoại, độc thoại của tác giả trong đoạn trích.

CH  5: Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì? Em suy nghĩ gì về lẽ sống đó.

CH  6: Em thích nhất hình ảnh, nhân vật hoặc sự việc nào trong đoạn trích? Vì sao? 

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ

CH : 

- Tác giả Lép Tôn – xtôi: 

+ Ông sinh ngày 28/8/1828 tại điền trang Laxnaia Poliana.

+ Ông sáng tác nhiều thể loại trong đó có tiểu thuyết, truyện ngắn và bút ký: 

- Bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình:

 + Được xuất bản trong khoảng thời gian 1865 - 1869. Tác phẩm dựa vào cột mốc lịch sử quan trọng của nước vào thế kỷ 19. 

+ Tác phẩm như một thiên anh hùng ca kể về sự ra đời của nước Nga

+ Tác giả đã tìm hiểu ý nghĩa của đời 

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH  1:“lòng không vui và tư lự”, “chợt thấy lòng se lại”.

CH  2: Đó là 1 đêm trăng mát mẻ, trong sáng và yên tĩnh. 

CH  3: Na – ta – sa bị bất ngờ và cảm thấy thích thú với khung cảnh ánh trăng

CH  4: Hình ảnh đã minh họa cho dáng ngồi của Na – ta – sa khi cô đang trong tâm trạng vui vẻ

CH  5: 

  • “một vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang như say sưa ngất ngây, khẽ đung đưa trong ánh nắng chiều”

  • “những đám lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài”

CH  6:chàng bỗng vô cớ có một cảm giác vui mừng, sảng khoái, tưởng chừng như mỗi tế bào trong mình đổi mới, sống lại.”

SAU KHI ĐỌC

CH  1: Khi mà An – đrây Bôn – côn – xki đến thỉnh cầu viên đô quý tộc về công việc tại gia đình Rô – xtốp ở Ô – trát – nôi – ê

Na–ta–sa yêu đời có một tâm hồn bay bổng và tỏ ra vô cùng thích thú với đêm trăng sáng

CH  2: 

An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già đã từng gợi cho chàng những ấn tượng kì lạ khó quên.

Cây sồi hiện lên sống động, như một thực thể có linh hồn, đầy cá tính. Là vật chứng kiến, cây sồi như tấm gương thu gọn, ánh chiếu rõ nét những chuyển biến tinh vi trong tâm lí nhân vật

CH  3: 

Lúc đầu không vui, tuy nhiên gặp Na-ta-sa, An-đrây bỗng xao xuyến. Cây sồi già trên đường về khơi gợi trong chàng niềm vui mới.

Chiến tranh, vợ cũ, bá tước Pie, Na-ta-sa hiện về trong tâm hồn. Thiên nhiên tươi đẹp, cây sồi hồi sinh, Na-ta-sa kiều diễm lay động An-đrây.

Chàng tin cuộc đời chưa hết ở 31, muốn sống có ích. Tâm hồn u ám tan biến, An-đrây hướng đến tương lai tươi sáng.

CH  4:

Qua đoạn trích, chúng ta có thể cảm nhận được phong cách và cá tính sáng tạo của Tônxtôi. Bằng ngòi bút hiện thực, tài phân tích tâm lý tinh vi, sắc sảo, nhà văn miêu tả con người như nó đang tồn tại, tính cách con người được quan niệm như một dòng sông, vận động và lưu chuyển không ngừng.

Hình tượng thiên nhiên độc đáo, tượng trưng cho những gì cao cả, tốt đẹp, vĩnh hằng mà các nhân vật này khát khao vươn tới. Hai là, nhà văn đã dùng ngôn ngữ miêu tả độc thoại nội tâm để thâm nhập và phản ánh dòng suy tư, cảm xúc của nhân vật một cách chính xác, khúc chiết và đầy tinh tế, khiến cho nhân vật của Tônxtôi có một chiều sâu tâm lý, một sự đầy đặn về tầm hồn và một tầm cao trí tuệ khó quên.

CH  5: 

“Không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt".

Dòng suy tư thể hiện rõ ràng và sinh động năng lực tư duy khúc chiết, trong sáng của công tước Anđrây, một con người trung thực, chân thành, giàu nghị lực. 

CH  6: Em thích nhất là hình ảnh An-đrây trong đoạn trích vì em thấy được An-đrây hiện lên là một chàng trai thông minh, sắc sảo, tinh tế, giàu nghị lực và nhiều hoài bão.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 2 cánh diều, soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 49, soạn Văn 12 tập 2 CD trang 49

Bình luận

Giải bài tập những môn khác