5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 68

5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 68. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI

VĂN BẢN: BÀI THƠ CỦA MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH ( TRẦN VÀNG SAO)

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ

CH  1:  Đọc trước văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Trần Vàng Sao và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

CH  2: Nhan đề của bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì trước khi đọc?

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH  1: Chú ý đối tượng mà nhân vật trữ tình hướng tới.

CH  2: Chú ý những hình ảnh, từ ngữ khắc họa hình ảnh mẹ.

CH  3: Hãy hình dung về hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.

CH  4: Liên hệ kiến thức lịch sử để hiểu điều tác giả mong muốn.

SAU KHI ĐỌC

CH  1: Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, đất nước hiện ra qua những hình ảnh nào? Đặc điểm chung của những hình ảnh ấy là gì?

CH  2: Những từ ngữ, dòng thơ, câu thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong văn bản.

CH  3: Hãy tìm các biểu hiện về giọng điệu của nhân vật trữ tình trong Bài thơ của một người yêu nước mình. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình đối với đất nước?

CH  4: Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong văn bản trên. 

CH  5: Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau: 

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

CH  6:

Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau: 

+ Dựa vào văn bản trên, hãy vẽ một bức tranh về đất nước. 

+ Hãy viết một đoạn/ bài thơ về đất nước với chủ đề “Đất nước tôi” 

+ Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) giới thiệu một vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ

CH  1: 

- Tác giả Trần Vàng Sao: 

+ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở Thừa Thiên Huế. 

- Thơ của Trần Vàng Sao mang theo điệu nói tựa như chính tác giả nói lên thành thơ chứ không còn là chắp bút viết nên những câu thơ. Là người con xứ Huế thân thương, thế nên mỗi khi lời thơ cất lên, mang theo giọng điệu huế gốc, đặc biệt, cuốn hút những cũng vẫn hết sức tự nhiên.

- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: 

+ “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác vào tháng 12-1967 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.

+ Là một bài thơ điển hình cho phong cách thơ Trần Vàng Sao

CH  2:

   Nhan đề của bài thơ đã thể hiện một cách chân thành và xúc động về tình yêu nước.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH  1: Tác giả hướng tới chính là mẹ

CH  2:Hình ảnh mẹ “thức khuya dậy sớm”, dáng hình mẹ “năm nay ngoài năm mươi tuổi”, sự vất vả và cô đơn của mẹ khi “chồng chết đã mười mấy năm”, dẫu vậy nhưng mẹ vẫn “tần tảo” và mẹ luôn “thương” các con của mình. Vì cuộc sống khó khăn, gia cảnh vẫn còn nợ nần đã khiến mẹ “không vui” vì thế mà mẹ “ít khi cười” và mỗi khi mẹ “ngồi một mình”, mẹ thường “hay khóc” vì thương con.

CH  3: Trong bức tranh hình ảnh đất nước Việt Nam, tác giả yêu đất này như một tình yêu vô bờ bến, nồng nàn và chân thành

CH  4 :Đất nước khi ấy vẫn đang trong cuộc chiến tranh, nghèo đói và đồng bào ta từ Bắc vào Nam đều đang chờ một ngày đất nước dành được thắng lợi, nhân dân được sống trong hòa bình nơi mà chiến tranh không còn nữa, tạo ra sự đoàn kết giữa 2 miền. 

SAU KHI ĐỌC

CH  1: 

Trong cảm nhận của nhà thơ, hình ảnh đất nước được hiện lên vô cùng giản dị, gần gũi tuy “nhà dột phên không ngăn nổi gió” nhưng “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”.

- Đất nước còn gắn liền với những hình ảnh thân thương gần gũi của thiên nhiên, con người

- Đất nước gắn liền với những nét văn hóa đẹp đẽ

- Những hình ảnh đó là những hình ảnh quen thuộc, bình dị.

CH  2:

+ Câu thơ thể hiện tình yêu nước của tác giả: “Tôi yêu đất nước này như thế”, “Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”, “Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài” 

+ Nhân vật trữ tình yêu đất nước “như yêu cây cỏ ở trong vườn”, “như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”

+ Điệp khúc: 

Tôi yêu đất nước này như thế

Tôi yêu đất nước này áo rách

Tôi yêu đất nước này lầm than

Tôi yêu đất nước này chân thật.

CH  3: 

- Giọng điệu tươi vui gắn với âm thanh của cuộc sống

- Giọng điệu trầm ngâm khi nhắc về những nỗi vất vả của người mẹ và những khó khăn trong cuộc sống mà mẹ phải trải qua. 

- Giọng điệu đầy tự hào về một truyền thống lịch sử, giọng điệu đanh thép để khẳng định sự quyết tâm sẽ dành được độc lập và thống nhất cho dân tộc.

CH  4: 

Biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ “Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài” 

- Tác dụng: 

+ Làm cho câu thơ trở nên hay, sinh động, giàu sức biểu cảm 

+ “Cây” và “cội” là hình ảnh biểu tượng cho quê hương, đất nước, những điều giản dị mà thân thuộc tác giả sẽ không bao giờ quên

+ Qua đó thể hiện được tình yêu nước tha thiết của tác giả. 

CH  5: 

+ Trong đoạn thơ của Trần Vàng Sao, hình ảnh của đất và nước được sử dụng để thể hiện tình cảm ôn hòa và gắn bó với quê hương. 

+ Trái ngược lại, Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ của mình sử dụng hình ảnh của một chiếc khăn đánh rơi để biểu lộ nỗi nhớ thầm lặng đối với đất nước. 

CH  6:

Làm thơ chủ đề “Đất nước tôi”

Nắng vàng rực rỡ, biển xanh mênh mông,

Lúa chín vàng ươm, tiếng chim vang lộng.

Núi non hùng vĩ, sông hiền hòa chảy,

Rừng xanh ngút ngàn, suối reo say đắm.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 2 cánh diều, soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 68, soạn Văn 12 tập 2 CD trang 68

Bình luận

Giải bài tập những môn khác