5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 20

5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 20. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

VĂN BẢN: VI HÀNH

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ

CH : Liên hệ với các bài học môn Lịch sử để có thêm thông tin về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920 – 1925 của thế kỉ XX.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH1: Mở đầu câu truyện có gì đặc sắc?

CH2: Nhân vật “tôi” bị nhầm với ai?

CH3: Hình dung những gì diễn ra sau dấu ba chấm của câu: “Đúng lúc đó thì…”

CH4: Những câu chuyện kể ở đây có tác dụng gì?

CH  5: Chú ý giọng điệu mỉa mai của tác giả.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần trong văn bản.

CH2: Truyện viết về sự việc gì? Có những nhân vật nào xuất hiện trực tiếp và nhân vật nào được nói tới trong câu chuyện? Tình huống của truyện “Vi hành” độc đáo như thế nào?

CH3: Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp.

CH4: Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế” 

CH5: Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào? 

CH6: Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện? 

CH7: Nêu ý tưởng vẽ minh họa cho một nội dung trong truyện “Vi hành”

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ

CH : Trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920-1925, Việt Nam đang chịu sự chi phối của thực dân Pháp.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH1: Mở đầu truyện tác giả đã rất khéo léo khi khơi gợi trí tò mò của người đọc.

CH2: Vua Khải Định

CH3: Một sự việc bất ngờ

CH4: Dụng ý ở đây là so sánh Khải Định với những trò ở đấu xảo “một cách rất khôi hài” nhưng cũng châm biếm sâu cay.

CH5: Giọng điệu mỉa mai được bộc lộ 1 cách đầy rõ ràng qua từng chữ, từng câu văn mà Bác viết

SAU KHI ĐỌC

CH1: 

Phần 1: Tường thuật đoạn đối thoại của đôi thanh niên nam nữ người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm về Hoàng đế An Nam.

Phần 2: Nhân vật tôi bình luận về cuộc vi hành của Hoàng đế An Nam

Phần 3: Nhân vật tôi bình luận mỉa mai về thái độ của người Pháp đối với mình và những người Việt Nam khác.

CH2: Truyện viết về sự việc: 

+ Vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây. 

- Nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện: Đôi trai gái người Pháp. 

- Nhân vật được nói tới trong câu chuyện: vua Khải Định và thực dân Pháp.

- Tình huống độc đáo của truyện “Vi hành”: 

+ Truyện mở đầu bằng một tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhầm lẫn của chính phủ Pháp bất cứ người An Nam nào cũng đều cho là vị hoàng đế. 

+ Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lý nhưng lại rất có lý bởi người Tây khó phân biệt được bộ mặt của người da vàng và người Châu âu.

CH3: Một kẻ yếu đuối bạc nhược lại thích ăn chơi, phè phỡn chẳng ra làm sao.

CH4: 

- Ngay đến chính phủ Pháp còn không thể nhận ra được khách thật của mình

- Tác giả đã tố cáo sự xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân Pháp đối với Đông Dương.

CH5: 

Sức mạnh đả kích của thiên truyện: 

+ Bằng việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh sắc sảo, sâu cay đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn, bản chất xấu xa của bọn thực dân, tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân và lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu

-  Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố:

+ Tình huống truyện độc đáo 

+ Chi tiết truyện mang tính gián tiếp

+ Lối hành văn tự do 

+ Giọng điệu từ giễu cợt mỉa mai 

+ Sự kết hợp hài hòa, hóm hỉnh giữa hình thức trào phúng của văn học 

CH  6: 

+ Tạo thêm tính khách quan, chú ý cho tác phẩm.

+ Tạo ra lối văn rất tự do phóng túng, đơn giản, chuyển đổi giọng điệu một cách linh hoạt

+ .  Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách  của vị hoàng đế An Nam.

CH  7: Gợi ý

Hoàng đế gầy yếu, hom hem, lưng cúi xuống,..


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 2 cánh diều, soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 20, soạn Văn 12 tập 2 CD trang 20

Bình luận

Giải bài tập những môn khác