Dễ hiểu giải Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6 văn bản 4: "Vi hành" (Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam – Nguyễn Ái Quốc)

Giải dễ hiểu bài 6 văn bản 4: "Vi hành" (Trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam – Nguyễn Ái Quốc). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: VI HÀNH

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Liên hệ với các bài học môn Lịch sử để có thêm thông tin về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920 – 1925 của thế kỉ XX.

Giải nhanh:

- Việt Nam chịu sự chi phối của thực dân Pháp. 

- Các phong trào dân tộc, yêu nước đã bắt đầu nổi lên mạnh mẽ

- Đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc và chống Pháp.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Mở đầu câu chuyện có gì đặc sắc?

Giải nhanh:

- Tác giả đã rất khéo léo khi khơi gợi trí tò mò của người đọc

- Cấu trúc câu văn ngắn gọn, giàu tính biểu cảm và bộc lộ ra được cảm xúc của nhân vật. 

Câu hỏi 2: Nhân vật “tôi” bị nhầm với ai?

Giải nhanh:

Vua Khải Định.

Câu hỏi 3: Hình dung những gì diễn ra sau dấu ba chấm của câu: “Đúng lúc đó thì…”

Giải nhanh:

- Có thể đó là 1 ý tưởng mới nảy sinh ra trong đầu của nhân vật. 

- Hoặc có 1 sự việc bất chợt nào xảy ra lúc đó gây bất ngờ cho nhân vật.

Câu hỏi 4: Những câu chuyện kể ở đây có tác dụng gì?

Giải nhanh:

- So sánh Khải Định với những trò ở đấu xảo 

- Họ còn cho rằng các nhà hát, nhất là các nhà hát múa rối còn có ý định ký giao kèo thuê hắn. 

=> Sự so sánh vừa hài hước, vừa đầy kịch tính có giá trị châm biếm rất sâu sắc.

Câu hỏi 5: Chú ý giọng điệu mỉa mai của tác giả.

Giải nhanh:

- Được thể hiện qua các cụm từ “những bậc khai hóa” 

- Sự đón tiếp tưởng như tốt đẹp nhưng đồng bào ta lại luôn nhận những lời chào từ chúng bằng những từ như “Hắn đấy”, “Xem hắn kìa”. 

- Câu văn: “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa”, “giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi”

=> Giọng điệu mỉa mai được bộc lộ 1 cách đầy rõ ràng qua từng chữ, từng câu văn mà Bác viết. 

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần trong văn bản.

Giải nhanh:

Phần 1: Tường thuật đoạn đối thoại của đôi thanh niên nam nữ người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm về Hoàng đế An Nam.

Phần 2: Nhân vật tôi bình luận về cuộc vi hành của Hoàng đế An Nam

Phần 3: Nhân vật tôi bình luận mỉa mai về thái độ của người Pháp đối với mình và những người Việt Nam khác.

Câu hỏi 2: Truyện viết về sự việc gì? Có những nhân vật nào xuất hiện trực tiếp và nhân vật nào được nói tới trong câu chuyện? Tình huống của truyện “Vi hành” độc đáo như thế nào?

Giải nhanh:

- Truyện viết về sự việc: 

+ Vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây. 

+ Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.

- Nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện: Đôi trai gái người Pháp. 

- Nhân vật được nói tới trong câu chuyện: vua Khải Định và thực dân Pháp.

- Tình huống độc đáo của truyện “Vi hành”: 

+ Mở đầu bằng một tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định.

+ Nhầm lẫn của chính phủ Pháp bất cứ người An Nam nào cũng đều cho là vị hoàng đế. 

=> Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lý nhưng lại rất có lý bởi người Tây khó phân biệt được bộ mặt của người da vàng và người Châu âu.

Câu hỏi 3: Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp.

Giải nhanh:

- Khải Định nào có ra dáng một ông vua đang vi hành, trông chỉ thấy hình ảnh một kẻ yếu đuối bạc nhược lại thích ăn chơi, phè phỡn chẳng ra làm sao.

- Trên thực tế ông ta chỉ là thứ bù nhìn mua vui cho thực dân Pháp, là một con rối không có giá trị gì mấy

- Vua Khải Định đã vi hành 1 cách phô trương và hợm hĩnh.

Câu hỏi 4: Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế” 

Giải nhanh:

- Tác giả đã tố cáo sự xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân Pháp đối với Đông Dương đồng thời đả kích chế độ mật thám Pháp xâm hại quyền tự do cá nhân của người dân thuộc địa. 

- Phê phán chính sách ngu dân, đầu độc dân thuộc địa của bọn thực dân Pháp.

Câu hỏi 5: Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào? 

Giải nhanh:

- Sức mạnh đả kích của thiên truyện: 

+ Vạch trần âm mưu, thủ đoạn; tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm và lên án chính sách ngu dân, đầu độc dân bằng thuốc phiện, rượu của bọn thực dân 

+ Khắc hoạ chân dung tên vua bù nhìn thật sự sinh động, ấn tượng với vẻ ngoài lố bịch và những hành động lúng túng.

+ Đả kích các chính sách bảo hộ, luận điệu bịp bợm, xảo trá “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp

+ Lên án cả xã hội thực dân giả tạo, thật giả lẫn lộn

- Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố:

+ Tình huống truyện độc đáo 

+ Chi tiết truyện mang tính gián tiếp

+ Lối hành văn tự do 

+ Giọng điệu từ giễu cợt mỉa mai đến trữ tình tự sự, sự đan xen của nhiều giọng nói, nhiều giọng kể

+ Ngôn từ giàu trí tuệ, súc tích, ngắn gọn

+ Bút pháp gợi nhiều hơn tả

+ Sự kết hợp hài hòa, hóm hỉnh giữa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông. 

Câu hỏi 6: Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện? 

Giải nhanh:

- Tạo thêm tính khách quan, chú ý cho tác phẩm.

- Tạo ra lối văn rất tự do phóng túng, đơn giản, chuyển đổi giọng điệu một cách linh hoạt.

- Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của câu chuyện thì bức thư vi hành đạt được hiệu quả nghệ thuật cao. 

Câu hỏi 7: Nêu ý tưởng vẽ minh họa cho một nội dung trong truyện “Vi hành”

Giải nhanh:

- Phân tích nhân vật vua Khải Định:

Khuôn mặt

Trang phục

Thái độ

Với người Pháp

Xấu xí, bạc nhược, yếu ớt.

Lòe loẹt, kệch cỡm, kì quái

Lúng túng, ăn chơi vô độ, xa xỉ

Khải Định là thú giải trí, tay sai, bù nhìn

=> Vua Khải Định - một tên hề, một con rối ngơ ngác chịu sự sai khiến của đế quốc, nhục nhã và đê hèn.

- Trong suy nghĩ của nhân vật “tôi”: Sự "vi hành" của Khải Định chính là trò hề cho cả nước Pháp, làm nhục nhã bộ mặt của An Nam

=> Tố cáo, lên án sự bất tài, yếu hèn và nhu nhược của Khải Định trước sự chèn ép, xâm lược của thực dân Pháp với nước ta thời bấy giờ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác