Dễ hiểu giải Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1 văn bản 3: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Giải dễ hiểu bài 1 văn bản 3: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

VĂN BẢN: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Đọc trước truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Minh Châu.

Giải nhanh: 

1. Cuộc đời:

- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải) huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Đầu năm 1950 ông gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn, Từ năm 1952 đến năm 1958 ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320. 

- Năm 1962 ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Sự nghiệp văn chương:

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ không? Dự đoán về hành động của họ?

Giải nhanh:

- Sự xuất hiện của hai nhân vật hoàn toàn gây bất ngờ 

- Dự đoán hành động của họ: đi trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Câu 2: Cảnh tượng này đem lại cho em suy nghĩ gì? 

Giải nhanh:

Cảnh tượng người đàn ông rút thắt lưng của lính ngụy đánh vợ một cách tàn bạo đã thể hiện một hiện thực khắc nghiệt, nghiệt ngã, trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp toàn mỹ của bức tranh thiên nhiên trước đó. 

Câu 3: Sự tương phản trong chân dung của mẹ và con gái đem lại cho em suy nghĩ gì?

Giải nhanh:

Sự tương phản này khiến em suy nghĩ về sự phức tập của quan hệ mẹ - con, và cách mà nó phản ánh và ảnh hưởng đến xã hội rộng lớn. Sự tương phản trong chân dung của người mẹ và con gái càng làm nhấn mạnh sự khốn khổ, mệt mỏi của người đàn bà hàng chài – người đã phải trải qua biết bao nhiêu bất hạnh trong cuộc sống để nuôi các con khôn lớn. 

Câu 4: Thử suy đoán về điều “vừa vỡ ra trong đầu” vị chánh án.

Giải nhanh:

Điều “vừa vỡ ra trong đầu” vị chánh án có thể là một sự nhận thức mới, một ý tưởng đột phá hoặc một quyết định quan trọng. 

Câu 4: Tại sao hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại trong đoạn văn này?

Giải nhanh:

Hình ảnh con thuyền giữa sóng gió được lặp lại trong đoạn văn một lần nữa như phần nào ẩn dụ cho những cuộc đời, số phận người dân bất hạnh, khó khăn, đối mặt với nhiều bi kịch. 

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm mấy phần? Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích.

Giải nhanh:

Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu…. ở chơi thêm vài bữa: Phát hiện thứ nhất của nhiếp ảnh Phùng

- Phần 2: Ngay lúc ấy… lưới vó đã biến mất: Phát hiện thứ hai của nhiếp ảnh Phùng

- Phần 3: Tôi thầm cảm ơn… mẹ nó không bị đánh: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

- Phần 4: Còn lại: Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.

Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân vật:

Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm mấy phần? Lập sơ đồ về mối

Câu 2: Truyện được kể từ điểm nhìn của ai? Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này?

Giải nhanh:

- Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của nhiếp ảnh gia Phùng

- Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này:

+ Tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo

+ Lời kể khách chân thật, khách quan, giàu thuyết phục

+ Góp phần tạo nên tính đa chiều trong cảm nhận, đánh giá về nhân vật.

Câu 3: Phân tích sự biến đổi trong cảm nhận của Phùng về những ngư dân trong tác phẩm.

Giải nhanh:

- Tâm trạng của Phùng khi chứng kiến hiện thực đời sống: Phùng “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn lặng”…

- Tâm trạng của nhân vật Phùng khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: Tâm trạng của Phùng có nhiều sự thay đổi

+ Người đàn bà hàng chài: Đằng sau bề ngoài thô kệch, lam lũ là người phụ nữ trải đời sâu sắc, có tình yêu thương con vô bờ bến, là người vợ bao dung, thấu hiểu chồng.

+ Gã chồng vũ phu: Là người đáng tráng nhưng cũng đáng thương. Gã không chỉ là tội nhận mà còn là nạn nhân của hoàn cảnh quẫn bách, khó khăn

+ Thằng Phác: Đằng sau hạnh động trái với luân thường đạo lí ấy là tình thương mẹ vô bờ bến.

à Quá trình chuyển biến cảm xúc, thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng. Qua sự thay đổi trong cảm nhận của nhân vật Phùng tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu biển cả, sự kiên trì, bền bỉ của con người trong cuộc sống và về sự tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.

Câu 4: Phân tích tính đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài?

Giải nhanh:

- Người mẹ yêu thương con sâu sắc

+ Không muốn con chứng kiến cảnh bạo lực nên xin chồng đưa lên bờ đánh

+ Khi bị con chứng kiến cảnh mình bị đánh, mụ khóc vì đau khổ và xấu hổ

+ Không muốn con làm chuyện dại dột với bố mẹ gửi con lên bờ

+ Hạnh phúc của người đàn bà hàng chài là được thấy con ăn no

- Người phụ nữ nhân hậu, bao dung, vị tha và thấu hiểu sự đời sâu sắc

+ Hiểu cho hoàn cảnh của chồng

+ Thấu hiểu tâm tính của chồng: Vốn hiền lành, chăm chỉ nhưng khổ quá mà sinh bạo tàn

+ Nhận thức được gánh nặng đặt lên đôi vai người chồng, nhận lỗi về bản thân – đẻ nhiều con

+ Chấp nhận những trận đòn roi vì muốn giải tỏa những áp lực cho chồng và muốn giữ gìn một gia đình

+ Hiểu được ý tốt và suy nghĩ của Phùng và Đẩu: Đưa ra lời nói thuyết phục khi đưa ra các lí do từ chối sự giúp đỡ của Đẩu “Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết thế nào…”

Câu 5: Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó, nêu lên chủ đề của tác phầm?

Giải nhanh:

Tính đối thoại trong văn bản được hiểu là thể hiện sự đối lập về lập trường, tư tưởng của các nhân vật, làm nên đặc điểm đa chiều cho tác phẩm. Điều đó đã được thể hiện vô cùng sâu sắc qua cuộc nói chuyện của người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở toàn án huyện:

- Cách nhìn của Phùng và Đẩu

+ Khi chứng kiến cảnh chồng đánh vợ của gia đình hàng chài, Phùng và Đẩu yêu cầu đề nghị giúp đỡ và khuyên người đàn bà bỏ chồng. 

+ Và khi nghe được lời nói của người đàn bà, Phùng và Đẩu cảm thấy người đàn bà khốn khổ này quá cam chịu, không hiểu được lí do tại sao người đàn bà không chịu nhận sự giúp đỡ này

- Cách nhìn của người đàn bà hàng chài

+ Phải cần có người đàn ông trong gia đình để nuôi một đàn con

+ Chức phận của người đàn bà ở thuyền: sống cho con chứ không phải cho mình

=> Qua đó cho thấy người đàn bà có cách nhìn thấu hiểu lẽ đời sâu sắc.

- Chủ đề của tác phẩm: Sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự kiên trì và lòng dũng cảm của con người trước khó khăn, cũng như vẻ đẹp tinh thần và tình yêu thương con người.

Câu 6: Hãy trình bày quan điểm của em về sự lựa chọn cách sống của người đàn bà hàng chài.

Giải nhanh:

Người đàn bà hàng chài trong câu chuyện là một người phụ nữ trạc ngoài 40 tuổi, với vẻ ngoài thô kệch, khuôn mặt rỗ và luôn xuất hiện với vẻ mệt mỏi, thể hiện cuộc đời lam lũ và nhọc nhằn. Chị sống trong cảnh nghèo khổ, với tấm áo bạc phếch và nửa thân dưới luôn ướt sũng. Chị thường xuyên bị chồng đánh đập dã man, nhưng vẫn kiên quyết không bỏ chồng khi được Phùng và Đẩu đề nghị giúp đỡ.

Người đàn bà giải thích rằng, cuộc sống nghề chài lưới trên biển cả không thể thiếu sức lao động của người đàn ông. Để nuôi một đàn con, vợ chồng chị phải cùng nhau làm việc cực nhọc. Chị chấp nhận nỗi khổ của mình như một lẽ đương nhiên, bởi cuộc sống quá khắc nghiệt và bấp bênh. Qua đó, người đọc cảm nhận được sự xót xa, thương cảm cho số phận của người đàn bà bất hạnh và cũng thấy rõ sự mạnh mẽ, can đảm và lòng bao dung của những người phụ nữ lao động.

Nhân vật này thể hiện vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam – nhân hậu, bao dung, và giàu đức hy sinh, dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và thách thức.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác