Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1 văn bản 3: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 1 văn bản 3: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Địa danh nào dưới đây là quê Nguyễn Minh Châu?

  • A. Nghệ An
  • B. Thanh Hóa
  • C. Quảng Bình
  • D. Quảng Ngãi

Câu 2: Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:

  • A. Lãng mạn, trữ tình
  • B. Tự sự - triết lí đậm nét
  • C. Trữ tình chính trị
  • D. Đậm đà màu sắc dân tộc

Câu 3: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ban đầu được in trong tập:

  • A. Bến quê
  • B. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
  • C. Cỏ lau
  • D. Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 4: Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1984
  • B. 1985
  • C. 1986
  • D. 1987

Câu 5: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?

  • A. Trữ tình – chính trị
  • B. Triết lí
  • C. Tự sự
  • D. Tự sự - triết lí

Câu 6: Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là:

  • A. Nhân vật Phùng
  • B. Nhân vật Đẩu
  • C. Nhân vật người đàn bà
  • D. Nhân vật Phát

Câu 7: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

  • A. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.
  • B. Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.
  • C. Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.
  • D. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Câu 8: Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng là:

  • A. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho
  • B. Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn
  • C. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
  • D. Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật

Câu 9: Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng là:

  • A. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho
  • B. Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn đầy nghịch lí
  • C. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
  • D. Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật

Câu 10: Những chi tiết sau miêu tả về nhân vật nào trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

“Trạc ngoài bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ”

  • A. Người đàn bà hàng chài
  • B. Người chồng
  • C. Phùng
  • D. Chánh án Đẩu

Câu 11: Nguyên nhân người đàn bà hàng chài xuất hiện ở tòa án huyện:

  • A. Đi theo thằng Phác – con trai mình, tố giác chồng hành hung
  • B. Chạy trốn trận đòn của chồng
  • C. Đi nộp đơn xin li dị người chồng vũ phu
  • D. Theo lời mời của chánh án Đẩu

Câu 12: Tại sao người chồng lại đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

  • A. Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy
  • B. Vì người chồng sợ các con can thiệp
  • C. Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh
  • D. Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ

Câu 13: Vì sao người đàn bà lại thường xuyên bị chồng đánh đập?

  • A. Vì người chồng bản tính độc ác, tàn bạo
  • B. Vì quá nghèo khổ nên người chồng trút giận vào người vợ
  • C. Vì ngưởi chồng say rượu
  • D. Vì người đàn bà không nghe lời chồng

Câu 14: Ở tòa án, khi gặp chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã van xin điều gì?

  • A. Xin quý toàn không bắt phải bỏ người chồng vũ phu của mình
  • B. Xin tòa xét xử công bằng, cho lão chồng độc ác của mình đi tù
  • C. Xin giúp đỡ cho hoàn cảnh éo le của mình
  • D. Xin tha tội cho chồng

Câu 15: Nguyên do nào mà người vợ đã khước từ lời của vị chánh án khuyên chị li hôn chồng để không bị đánh đập?

  • A. Vì người vợ vẫn còn rất yêu chồng.
  • B. Vì người vợ cần phải có một người đàn ông để chèo chống làm ăn nuôi nấng đàn con nhỏ.
  • C. Vì người vợ cảm thấy cần phải có một người đàn ông cho đỡ cô đơn.
  • D. Vì người chồng hăm dọa không cho li dị

Câu 16: Xây dựng nhân vật người vợ, nhà văn chú ý tô đậm nhất phương diện nào sau đây?

  • A. Sự cần cù, chăm chỉ.
  • B. Sự hi sinh, bao dung, nhân hậu.
  • C. Sự nhẫn nhục, cam chịu.
  • D. Đức thủy chung.

Câu 17: Thái độ của nghệ sĩ Phùng khi đối diện với bức tranh cuộc sống thô bạo, đầy nghịch lí?

  • A. Bối rối, trong lòng như có cái gì đó bóp chặt vào
  • B. Trong mấy phút đầu, kinh ngạc đến mức đứng há hốc mồm ra nhìn.
  • C. Tưởng rằng mình đã khám phá ra sự toàn thiện.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Trong phần đầu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển, nhân vật Phùng có cảm xúc gì?

  • A. Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.
  • B. Đau thắt trái tim, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
  • C. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn và phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.
  • D. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện.

Câu 19: Nhân vật người đàn ông hàng chài hiện lên là một người như thế nào?

  • A. Nho nhã, yêu thương vợ con
  • B. Là người chồng vũ phu, độc ác
  • C. Thô kệch nhưng sống có tình thương, trách nhiệm
  • D. Là người vô tích sự

Câu 20: Từ câu chuyện về bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh đó, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

  • A. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận nghệ thuật
  • B. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận con người
  • C. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người
  • D. Bài học đúng đắn về bạo lực gia đình

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác