Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là nghịch ngữ?

  • A. Là sự kết hợp giữa các cụm từ trái nghĩa trong một câu.
  • B. Là sự kết hợp giữa các cụm từ đồng nghĩa trong một câu.
  • C. Là sự kết hợp có chủ ý của người viết các cụm từ đồng nghĩa hoặc có ý nghĩa tương đương nhau trong cùng 1 câu.
  • D. Là sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi gay gắt trong một cụm từ.

Câu 2: Dấu hiệu nhận biết của nghịch ngữ là gì?

  • A. Sự xuất hiện của nhiều từ mang nghĩa đối chọi nhau.
  • B. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chu khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • C. Có sự kết hợp dường như là phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ, cùng với đó là sự xuất hiện của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • D. Sự xuất hiện của các từ ngữ có tính chất mỉa mai cao.

Câu 3: Ở các tác phẩm văn nghịch ngữ có thể xuất hiện ở:

  • A. Nhan đề
  • B. Tên một số chương mục.
  • C. Bất kì đâu trong tác phẩm.
  • D. Chỉ có ở nhan đề và chương mục.

Câu 4: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ?

  • A. Trưởng bưu cục – Sao lại không? Được ông vay tiền, thực là hạnh phúc rất lớn. Thưa ông, đây, xin rất vui lòng. Tôi xin tận tâm tận lực sẵn sàng hầu ông.
  • B. Và đến chủ nhật, cất đám, có đủ các cụ, các quan, các ông, các bà, thân bằng cố hữu đi đưa ông.
  • C. Tất nhiên bi kịch là một cái gì đấy hay lắm khi nó được xử lí tốt; nhưng hài kịch cũng có cái hay cái đẹp của nó.
  • D. Người ta đòi hỏi những chân dung đó phải giống và bà chẳng thành công nếu không làm cho người ta nhận ra ở đấy những con người trong thời đại của bà.

Câu 5: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi.

  • A. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn
  • B. Nó giơ quả đấm chào loài người
  • C. Nhẩy xuống đấy
  • D. Lên xe hơi.

Câu 6: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện.

  • A. Rồi cơm rượu, bò lợn
  • B. Quan phủ, quan tỉnh
  • C. Bước đường công danh
  • D. Ghế nghị viện.

Câu 7: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền?

  • A. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm.
  • B.Thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà.
  • C. Thể hiện sự bí hiểm của dòng sông này.
  • D. Thể hiện sự hiểm trở mà hùng vĩ của dòng sông này.

Câu 8: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…

  • A. Thể hiện sự kính trọng đối với một vĩ nhân.
  • B. Thể hiện sự khinh miệt với 1 kẻ sĩ diện hão.
  • C. Tạo ra sự đối nghịch trong con người. Tô đậm bản chất sĩ trọng diện hão huyền của nhân vật.
  • D. Thể hiện sự đồng cảm cũng như kính nghiệp của nhân vật.

Câu 9: Hãy tìm nhan đề có sự xuất hiện của nghịch ngữ?

  • A. Hạnh phúc của một tang gia.
  • B. Tức nước vỡ bờ.
  • C. Một bữa no.
  • D. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

Câu 10: Dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Ông hứa thế, giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?

  • A. Sự xuất hiện của cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường với đối tượng được đề cập.
  • B. Có sự kết hợp dường như phi lý giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ.
  • C. Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật.
  • D. Có sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 11:  Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

  • A. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • B. Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ : chết một cách bình tĩnh.
  • C. Có sự xuất hiện của yếu tố giễu nhại.
  • D. Sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 12: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

  • A. Nhấn mạnh bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân trong cuộc sống đời thường khi mà những công việc quen thuộc của họ là gắn bó với ruộng đồng; đồng thời phát hiện vẻ đẹp đáng quý của họ: yêu chuộng hòa bình.
  • B. Thể hiện sự đối lập giữa cuộc sống nông dân và cuộc sống quân sự, qua đó làm nổi bật sự hi sinh của người nông dân khi phải tham gia chiến đấu.
  • C. Cho thấy sự bất ngờ và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi chuyển từ công việc đồng áng sang công việc quân sự.
  • D. Đề cao tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hi sinh của người nông dân trong việc bảo vệ quê hương.

Câu 13: Nghịch ngữ có tác dụng:

  • A. Gây cười, tạo sắc thái châm biếm nhẹ nhàng hoặc đả kích mạnh mẽ.
  • B. Tạo sự đối lập trong nhận thức, làm nổi bật ý nghĩa sâu xa của câu văn.
  • C. Thể hiện sự mâu thuẫn, từ đó nhấn mạnh vào một ý nghĩa hoặc sự thật đặc biệt.
  • D. Gợi lên sự suy nghĩ sâu sắc, làm tăng tính triết lý của câu văn.

Câu 14: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

  • A. Nổi bật khí phách và tinh thần quả cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của các nghĩa sĩ nông dân. Hình ảnh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành tượng đài bất tử với lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm đánh giặc.
  • B. Nhấn mạnh sự đối lập giữa sự sống và cái chết, nhưng ở đây sự đối lập này không làm giảm đi tinh thần quả cảm mà ngược lại làm tôn lên ý chí và sự kiên cường bất khuất của các nghĩa sĩ.
  • C. Làm nổi bật sự hy sinh cao cả, dù sống hay chết thì những nghĩa sĩ này vẫn luôn trung thành với đất nước, với vua, điều này khẳng định tinh thần yêu nước và sự trung thành tuyệt đối của họ.
  • D. Khẳng định tinh thần bất khuất, quyết tâm bảo vệ quê hương của các nghĩa sĩ, bất kể sống hay chết, họ luôn hướng về mục tiêu bảo vệ tổ quốc và tôn kính vua.

Câu 15: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: Đôi môi tôi như hai kẻ hành hương rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến. 

  • A. Vết bàn tay thô bạo
  • B. Cái hôn trìu mến
  • C. Hình phạt êm đềm
  • D. Kẻ hành hương rụt rè

Câu 16: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Thôi! Tôi đã nhất định... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi đã nhất định thủ tiết với hai ông! 

  • A. Vong hồn
  • B. Chứng giám
  • C. Thủ tiết
  • D. Ông Đoan với ông Phán

Câu 17: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.

  • A. Mai phục hết lòng sông
  • B. Một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền
  • C. Ầm ầm mà quạnh hiu
  • D. Nhô vào đường ngoặt sông

Câu 18: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…

  • A. Những lời lẽ quý hoá
  • B. Một vĩ nhân
  • C. Cấp tiến với xã hội
  • D. Cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình

Câu 19: Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong đoạn thơ sau:

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

  • A. Thể hiện quy luật của tình yêu khi làm nổi bật nỗi nhớ trong trái tim người con gái đang yêu- không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào cõi vô thức, xâm nhập cả vào giấc mơ.
  • B. Khẳng định sự đấu tranh giữa lý trí và cảm xúc của người con gái, cho thấy nỗi nhớ anh luôn tồn tại và không thể bị quên lãng.
  • C. Mô tả sự mâu thuẫn giữa ngày và đêm, khi tình yêu và nỗi nhớ không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian.
  • D. Tạo nên hình ảnh sống động về tình yêu mãnh liệt, cho thấy tình cảm sâu sắc của người con gái khi nỗi nhớ anh luôn hiện diện trong tâm trí.

Câu 20: Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong đoạn thơ sau:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

  • A. Thể hiện quan niệm của tác giả về thời gian và tuổi trẻ: hữu hạn, chật hẹp và trôi chảy không thể quay lại, đồng thời diễn tả cảm xúc tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian. Qua đó, thể hiện niềm khát khao sống và hạnh phúc, mong muốn níu kéo thời gian để giữ mãi tuổi thanh xuân và mùa xuân của đời người.
  • B. Khắc họa hình ảnh mùa xuân tươi đẹp, luôn trường tồn, bất chấp thời gian và sự già đi của con người, thể hiện sự bất biến của thiên nhiên trước sự hữu hạn của con người.
  • C. Tạo nên sự tương phản giữa thời gian và không gian, giữa cuộc sống và cái chết, nhấn mạnh sự mong manh và ngắn ngủi của đời người trước dòng chảy bất tận của thời gian.
  • D. Diễn tả sự đối lập giữa khát khao sống mãnh liệt và thực tế tàn nhẫn của thời gian, cho thấy sự thất vọng và đau khổ của tác giả trước sự vô tình của thời gian đối với con người.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác