Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện.

  • A. Rồi cơm rượu, bò lợn
  • B. Quan phủ, quan tỉnh 
  • C. Bước đường công danh
  • D. Ghế nghị viện.

Câu 2: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền?

  • A. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm.
  • B. Thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà.
  • C. Thể hiện sự bí hiểm của dòng sông này.
  • D. Thể hiện sự hiểm trở mà hùng vĩ của dòng sông này.

Câu 3: Thế nào là nghịch ngữ?

  • A. Là sự kết hợp giữa các cụm từ trái nghĩa trong một câu.
  • B. Là sự kết hợp giữa các cụm từ đồng nghĩa trong một câu.
  • C. Là sự kết hợp có chủ ý của người viết các cụm từ đồng nghĩa hoặc có ý nghĩa tương đương nhau trong cùng 1 câu.
  • D. Là sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi gay gắt trong một cụm từ.

Câu 4: Dấu hiệu nhận biết của nghịch ngữ là gì?

  • A. Sự xuất hiện của nhiều từ mang nghĩa đối chọi nhau.
  • B. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chu khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • C. Có sự kết hợp dường như là phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ, cùng với đó là sự xuất hiện của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • D. Sự xuất hiện của các từ ngữ có tính chất mỉa mai cao.

Câu 5: Ở các tác phẩm văn nghịch ngữ có thể xuất hiện ở:

  • A. Nhan đề
  • B. Tên một số chương mục.
  • C. Bất kì đâu trong tác phẩm.
  • D. Chỉ có ở nhan đề và chương mục.

Câu 6: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi.

  • A. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn
  • B. Nó giơ quả đấm chào loài người
  • C. Nhẩy xuống đấy 
  • D. Lên xe hơi.

Câu 7: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…

  • A. Thể hiện sự kính trọng đối với một vĩ nhân.
  • B. Thể hiện sự khinh miệt với 1 kẻ sĩ diện hão.
  • C. Tạo ra sự đối nghịch trong con người. Tô đậm bản chất sĩ trọng diện hão huyền của nhân vật.
  • D. Thể hiện sự đồng cảm cũng như kính nghiệp của nhân vật.

Câu 8: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu:

“Xuân đương tới nghĩa là xương đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

  • A. Thể hiện sự cuống quýt say mê của tác giả với mùa xuân.
  • B. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của Xuân Diệu.
  • C. Thể hiện sự luyến tiếc, si mê muốn níu kéo thời gian của nhà thơ.
  • D. Thể hiện sự bối rối của Xuân Diệu trước vẻ đẹp của mùa xuân.

Câu 9: Dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Ông hứa thế, giả thử cứ cho rằng ột vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?

  • A. Sự xuất hiện của cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường với đối tượng được đề cập.
  • B. Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ.
  • C. Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật.
  • D. Có sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 10:  Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

  • A. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • B. Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ : chết một cách bình tĩnh.
  • C. Có sự xuất hiện của yếu tố giễu nhại.
  • D. Sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 11: Hãy tìm nhan đề có sự xuất hiện của nghịch ngữ?

  • A. Hạnh phúc của một hạnh phúc.
  • B. Tức nước vỡ bờ.
  • C. Một bữa no.
  • D. Những trò lố hay là Ve-ren và Phan Bội Châu

Câu 12: Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong câu sau?

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.

  • A. Khắc họa nỗi nhớ người yêu da diết của cô gái.
  • B. Cô gái bị bệnh không thể ngủ được.
  • C. Hình ảnh cô gái và con sóng lồng ghép vào nhau được phóng đại lên để tăng thêm kịch tính cho người đọc.
  • D. Là tâm trạng khắc khoải của tác giả cũng chính là cô gái khi nhớ về quê hương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác