Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 8 Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 8 Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A. Tiếng Hán
  • B. Tiếng Pháp
  • C. Tiếng Anh
  • D. Tiếng Nga

Câu 2: Ý nào không đúng khi sử dụng từ mượn?

  • A. Không được lạm dụng từ vay mượn.
  • B. Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ thì mới có giá trị.
  • C. Những từ nào tiếng ta đã có thì không dùng từ mượn.
  • D. Dùng thêm nhiều từ mượn để làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt.

Câu 3: Sự trong sáng của tiếng Việt gắn liền với những phẩm chất nào?

  • A. Giản dị và chân thật
  • B. Phong phú và đa dạng
  • C. Giàu có và đẹp đẽ
  • D. Kiểu cách và duyên dáng

Câu 4: Việc sử dụng tiếng Việt của hai tầng lớp chủ yếu nào đã tạo nên sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt?

  • A. Trí thức và nông dân
  • B. Quan lại và trí thức
  • C. Quần chúng nhân dân và các nhà văn, nhà thơ
  • D. Nông dân và tầng lớp quan lại

Câu 5: Ý nào không phải là cách phát triển vốn từ vựng tiếng Việt?

  • A. Tạo thêm một số từ mới
  • B. Bổ sung những lớp nghĩa mới cho những từ cũ
  • C. Dùng một số từ mượn khi không từ tiếng Việt thay thế
  • D. Thay đổi nghĩa của một số từ

Câu 6: Tại sao có thể nói: Biết yêu và quý trọng tiếng Việt chính là biểu hiện của lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước?

  • A. Vì tiếng Việt là một công cụ giao tiếp rất quan trọng của người Việt
  • B. Vì tiếng Việt rất giàu và đẹp, là chất liệu quan trọng của văn học
  • C. Vì tiếng Việt là một thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc
  • D. Vì tiếng Việt có lịch sử phát triển rất lâu dài, gian khổ

Câu 7:  Ý nào không đúng khi sử dụng từ mượn?

  • A. Không được lạm dụng từ vay mượn.
  • B. Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ thì mới có giá trị.
  • C. Những từ nào tiếng ta đã có thì không dùng từ mượn.
  • D. Dùng thêm nhiều từ mượn để làm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt

Câu 8: Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai?

  • A. Học sinh
  • B. Giáo viên
  • C. Nhà ngôn ngữ học
  • D. Toàn xã hội

Câu 9: Bạn chờ đợi gì trong ngày Valentine– một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất?

Trong câu văn trên, có thể thay thế từ mượn bằng từ nào trong tiếng Việt cho phù hợp?

  • A. Ngày lễ Tình yêu
  • B. Ngày lễ Gia đình
  • C. Ngày lễ Hôn nhân
  • D. Ngày lễ Hạnh phúc

Câu 10: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong khi nói hoặc viết, ý nào sau đây không phù hợp?

  • A. Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt.
  • B. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp
  • C. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp.
  • D. Tiếp thu và sử dụng những yếu tố ngôn ngữ từ nước ngoài để khẳng định bản thân

Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên sử dụng từ ngữ nước ngoài thay cho từ thuần việt?

  • A. Tôi phải vào toilet một chút.
  • B. Ca sĩ có nhiều fan hâm mộ nhất hiện nay là ai?
  • C. Cô ấy đã trở thành ca sĩ thần tượng của tuổi teen
  • D. Lập trình viên là một nghề hot nhất hiện nay.

Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không thể thay từ ngữ nước ngoài bằng từ thuần Việt?

  • A. Chủ nhật này chúng mình cùng đi shopping nhé!
  • B. Tôi mơ ước có một chiếc laptop của riêng mình.
  • C. Số lượng người sử dụng Computer ở nước ta đang tăng lên nhanh chóng.
  • D. Microsoft Prower Point là một phần mềm hỗ trợ trình chiếu rất tiện dụng.

Câu 13: Trong những câu dưới đây, câu nào sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực?

  • A. Chồng mất, một mình chị bươn trải kiếm sống, nuôi 3 đứa con.
  • B. Các bạn học sinh đang vui chơi.
  • C. Hôm nay mình quá happy vì fan quá crazy.
  • D. Yếu điểm của bạn Hà là không có lập trường riêng.

Câu 14: Việc sử dụng tiếng Việt của hai tầng lớp chủ yếu nào đã tạo nên sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt?

  • A. Trí thức và nông dân
  • B. Quan lại và trí thức
  • C. Quần chúng nhân dân và các nhà văn, nhà thơ
  • D. Nông dân và tầng lớp quan lại

Câu 16: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.” Lời phát biểu trên là của ai? Mối quan hệ giữa hai câu trong lời phát biểu đó là mối quan hệ gì?

  • A. Người nói: Bác Hồ, quan hệ: nhân quả
  • B. Người nói: Phạm Văn Đồng, quan hệ: nhân quả
  • C. Người nói: Bác Hồ, quan hệ: nhượng bộ
  • D. Người nói: Chế Lan Viên, quan hệ: nhân quả

Câu 15: Câu nào sau đây có vấn đề về mối quan hệ ý nghĩa?

  • A. Hiện nay mạng lưới điện đã phủ rộng khắp thôn xóm.
  • B. Mẹ mua cho em một chiếc váy rất đẹp trong dịp sinh nhật.
  • C. Nỗ lực đó đã đem lại cho anh những thành tựu đáng tự hào.
  • D. Tay nó cầm quyển sách, bước vội ra sân.

Câu 17: Cách sửa câu văn mắc lỗi sau như thế nào?

“Khi biết tin thi đỗ vào đại học, mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới”

  • A. Khi biết tin thi đỗ vào đại học, tôi được mẹ mua cho một cái máy tính mới.
  • B. Mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới khi biết tin thi đỗ vào đại học.
  • C. Khi biết tin tôi thi đỗ vào đại học, mẹ mua cho tôi một cái máy tính mới.
  • D. Khi biết tin tôi thi đỗ vào đại học, tôi được mẹ mua cho một cái máy tính mới.

Câu 18: Tìm từ thích hợp để điền vào câu sau đây: Tha ra thì cũng may đời / làm ra mang tiếng con người ......

  • A. Nhỏ nhoi
  • B. Nhỏ nhen
  • C. Nhỏ nhẻ
  • D. Nhỏ nhẹ

Câu 19: Cách viết hoa tên riêng của người trong tiếng Việt là:

  • A. Viết hoa phần tên
  • B. Viết hoa phần họ và tên
  • C. Viết hoa phần tên và đêm
  • D. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu trong họ-đệm-tên

Câu 20: Cách viết hoa tên người, tên địa danh của các dân tộc ít người và tiếng nước ngoài là:

  • A. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận trong tên và có gạch nối
  • B. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận trong tên và không có gạch nối
  • C. Viết hoa chữ cái đầu tiên và không có gạch nối
  • D. Viết hoa chữ cái đầu tiên và có gạch nối

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác