Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5 văn bản 1: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5 văn bản 1: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoàng Ngọc Hiến sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1933
  • B. 1932
  • C. 1931
  • D. 1930

Câu 2: Quê quán của Hoàng Ngọc Hiến ở đâu?

  • A. Nam Định
  • B. Nghệ An
  • C. Hà Tĩnh
  • D. Thanh Hoá

Câu 3: Hoàng Ngọc Hiến từng giữ chức vụ gì?

  • A. Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du
  • B. Giám đốc Nhà xuất bản Văn học
  • C. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
  • D. Giám đốc Viện Văn học

Câu 4: Hoàng Ngọc Hiến bảo vệ thành công Tiến sĩ Văn học chuyên ngành nào?

  • A. Văn học dân gian
  • B. Văn học cổ điển
  • C. Lý luận, phê bình
  • D. Văn học hiện đại

Câu 5: Tác phẩm nào sau đây KHÔNG phải của Hoàng Ngọc Hiến?

  • A. Văn học Xô Viết đương đại
  • B. Văn học gần và xa
  • C. Chân dung và đối thoại
  • D. Văn học và tác dụng chiều sâu

Câu 6: Vấn đề chính mà tác giả nêu lên ở phần mở đầu của bài đọc là gì?

  • A. Sự phát triển của công nghệ thông tin
  • B. Vai trò của giáo dục trong xã hội hiện đại
  • C. Nguy cơ sút kém vị thế của văn học trong đời sống hiện đại
  • D. Tầm quan trọng của khoa học tự nhiên

Câu 7: Theo bài đọc, điểm khác biệt giữa xem truyền hình và đọc sách là gì?

  • A. Truyền hình dễ tiếp nhận, sách đòi hỏi nỗ lực trí tuệ
  • B. Truyền hình mang tính giải trí, sách mang tính giáo dục
  • C. Truyền hình phổ biến hơn, sách ít người đọc
  • D. Truyền hình hiện đại hơn, sách lạc hậu

Câu 8: Theo bài đọc, văn học có tác dụng gì đối với con người?

  • A. Giúp hiểu được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân.
  • B. Tạo ra các phương pháp khoa học để nghiên cứu tâm lý con người.
  • C. Cung cấp thông tin chi tiết về các sự kiện lịch sử và xã hội.
  • D. Hỗ trợ việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và công việc.

Câu 9: Theo bài đọc, cuộc sống hiện đại ngày càng mang tính chất gì?

  • A. Lãng mạn
  • B. Thực dụng
  • C. Nghệ thuật
  • D. Khoa học

Câu 10: Tác giả khẳng định sứ mệnh vĩnh cửu của văn học nghệ thuật là gì?

  • A. Phản ánh hiện thực cuộc sống và những biến đổi của xã hội.
  • B. Giáo dục năng lực cảm nhận sự thật, nỗi đau và cái đẹp.
  • C. Lưu giữ và truyền tải các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
  • D. Tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để giải trí và thư giãn.

Câu 11: Nhan đề bài đọc cho biết nội dung chính là gì?

  • A. Lịch sử văn học Việt Nam
  • B. Tác dụng của văn học trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người
  • C. Kỹ thuật sáng tác văn học
  • D. Phê bình văn học đương đại

Câu 12: Mục đích chính của bài đọc là gì?

  • A. Giới thiệu các tác phẩm văn học mới
  • B. Phân tích kỹ thuật sáng tác văn học
  • C. Nêu ra lý lẽ và chứng minh tác dụng, giá trị của văn học
  • D. Phê bình các tác phẩm văn học đương đại

Câu 13: Hoàng Ngọc Hiến trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam vào năm nào?

  • A. 1985
  • B. 1986
  • C. 1987
  • D. 1988

Câu 14: Phong cách sáng tác của Hoàng Ngọc Hiến chủ yếu xoay quanh thể loại nào?

  • A. Thơ
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Khảo cứu và phê bình
  • D. Kịch

Câu 15: Bài đọc nhấn mạnh vai trò của văn học trong việc phát hiện điều gì?

  • A. Những giá trị văn hóa và lịch sử bị lãng quên.
  • B. Những bí ẩn và huyền diệu mà chỉ tư duy khoa học chưa đủ.
  • C. Những vấn đề xã hội và chính trị hiện tại.
  • D. Những khía cạnh cá nhân và tâm lý của con người.

Câu 16: Theo bài đọc, điều gì có thể làm mai một năng lực cảm nhận nỗi đau của người khác?

  • A. Thiếu sự giáo dục và trải nghiệm cá nhân.
  • B. Sự phát triển công nghệ và xã hội.
  • C. Quen với lối sống bo bo, chỉ nghĩ đến mình.
  • D. Áp lực và stress trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 17: Theo bài đọc, văn học không có tác dụng nào sau đây?

  • A. Giúp con người hiểu được những mạnh mặt mạnh mặt yếu, những tiềm lực lớn lao
  • B. Có chức năng giáo dục: Có giá trị tâm lý sâu sắc, phát huy sự tự ý thức của người đọc.
  • C. Khơi dậy cảm xúc và đồng cảm với những trải nghiệm và cảm nhận của người khác.
  • D. Phân tích lập luận logic, chặt chẽ để đưa ra kết luận xác đáng.

Câu 18: Các lí lẽ và bằng chứng nào không được nêu lên trong bài đọc?

  • A. Khoa học khó có thể nắm bắt được tâm lý con người
  • B. Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được mình
  • C. Văn học có chức năng giáo dục
  • D. Văn học có thể thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội.

Câu 19: Văn học có khả năng giáo dục năng lực nào?

  • A. Giáo dục năng lực cảm nhận những nỗi đau nhân tình
  • B. Giáo dục năng lực giao tiếp và thuyết trình.
  • C. Giáo dục năng lực quản lý dự án.
  • D. Giáo dục năng lực phân tích và giải quyết vấn đề.

Câu 20: Phần kết khẳng định điều gì?

  • A. Khẳng định sứ mệnh vĩnh cửu, bao trùm của văn học nghệ thuật là giáo dục năng lực cảm nhận sự thật, năng lực cảm nhận nỗi đau nhân tình và cảm nhận cái đẹp.
  • B. Khẳng định vai trò chính của văn học nghệ thuật là giải trí và thư giãn cho con người.
  • C. Khẳng định văn học nghệ thuật chủ yếu nhằm mục đích giải trí và giảm căng thẳng cho người đọc.
  • D. Khẳng định văn học nghệ thuật tập trung vào việc ghi lại và bảo tồn các sự kiện lịch sử.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác