Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7 văn bản 2: Ánh sáng cứu rỗi (Trích Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 7 văn bản 2: Ánh sáng cứu rỗi (Trích Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bảo Ninh sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1952
  • B. 1942
  • C. 1932
  • D. 1922

Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Bảo Ninh?

  • A. Bảo Ninh sinh năm 1952 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Ninh.
  • B. Bảo Ninh sinh năm 1952 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Bình.
  • C. Bảo Ninh sinh năm 1951 tên khai sinh là Hoàng Văn Phương, quê tỉnh Quảng Ngãi.
  • D. Bảo Ninh sinh năm 1950 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Trị.

Câu 3: Tác phẩm đánh dấu bước chân của Bảo Ninh trong làng văn Việt Nam là:

  • A. Nỗi buồn chiến tranh
  • B. Lan man trong lúc kẹt xe
  • C. Trại bảy chú lùn
  • D. Chuyện xưa kết đi, được chưa?

Câu 4: Ban đầu Nỗi buồn chiến tranh được đặt với nhan đề là gì?

  • A. Thân phận của tình yêu
  • B. Nỗi buồn của chiến tranh
  • C. Nỗi buồn người ở lại.
  • D. Một đi không trở lại.

Câu 5: Nỗi buồn chiến tranh thuộc thể loại nào?

  • A. Kịch
  • B. Truyện ngắn
  • C. Phóng sự
  • D. Tiểu thuyết

Câu 6: Bảo Ninh hoàn thành Nỗi buồn chiến tranh vào năm?

  • A. 1985
  • B. 1986
  • C. 1987
  • D. 1988

Câu 7: Nhân vật chính trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là ai?

  • A. Nhân vật Phương
  • B. Người đàn bà câm
  • C. Nhân vật Kiên
  • D. Nhân vật Hòa

Câu 8: Cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh lấy bối cảnh chính là:

  • A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
  • B. Cuộc kháng chiến chống Pháp 
  • C. Thời kỳ đổi mới và tái thiết đất nước
  • D. Cuộc kháng chiến chống Nhật

Câu 9: Đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi được trích từ chương mấy của cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh?

  • A. Chương 6
  • B. Chương 5
  • C. Chương 4
  • D. Chương 3

Câu 10: Kiên và đồng đội gặp nhóm người dẫn đường ở đâu?

  • A. Trên đỉnh núi
  • B. Bên bờ sông
  • C. Trong rừng sâu
  • D. Khi ngang qua vùng rừng trũng

Câu 11: Tình hình xung quanh Kiên và đồng đội như thế nào?

  • A. An toàn và yên tĩnh
  • B. Có một vài nguy hiểm nhỏ
  • C. Bốn phía toàn lính Mỹ, bom pháo tơi bời
  • D. Chỉ có vài trở ngại về địa hình

Câu 12: Hòa cảm thấy thế nào khi phát hiện ra phía trước là hồ cá sấu?

  • A. Bình tĩnh và tự tin
  • B. Hoảng loạn và cảm thấy có lỗi
  • C. Tức giận và bực bội
  • D. Hào hứng và phấn khích

Câu 13: Tình đồng đội giữa Kiên và Hòa được thể hiện như thế nào?

  • A. Họ luôn cãi vã và bất đồng
  • B. Họ tách riêng và hành động độc lập
  • C. Họ luôn đồng hành và chia sẻ khó khăn
  • D. Họ không quan tâm đến nhau

Câu 14: Hòa đã làm gì để tạo cơ hội cho Kiên thoát thân?

  • A. Hét lớn để đánh lạc hướng địch
  • B. Ném lựu đạn vào toán lính Mỹ
  • C. Bắn vào con chó của lính Mỹ
  • D. Chạy thẳng về phía lính Mỹ

Câu 15: Sau khi bắn con chó, Hòa đã làm gì tiếp theo?

  • A. Nấp vào bụi rậm
  • B. Quăng súng hết đạn và chạy ra khỏi rừng
  • C. Tiếp tục bắn vào lính Mỹ
  • D. Quay lại chỗ Kiên

Câu 16: Điều gì được làm nổi bật qua cốt truyện của đoạn trích?

  • A. Sự tàn khốc của chiến tranh
  • B. Tình đồng đội và sự hi sinh
  • C. Sự mạnh mẽ của con người trước khó khăn
  • D. Niềm vui chiến thắng

Câu 17: Kiên đã làm gì khi Hòa tạo cơ hội cho anh?

  • A. Chạy ngay lập tức
  • B. Ném lựu đạn vào lính Mỹ
  • C. Nín lặng, từ từ bò lui
  • D. Hét lớn để thu hút sự chú ý của địch

Câu 18: Cảm xúc của Kiên khi hồi tưởng lại kí ức chiến tranh là gì?

  • A. Hào hứng và tự hào
  • B. Sợ hãi và đau đớn
  • C. Nỗi buồn được sống sót và nỗi buồn chiến tranh
  • D. Vui mừng và hạnh phúc

Câu 19: Tại sao Kiên và Hòa có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?

  • A. Kiên nhút nhát hơn, còn Hòa can đảm và quyết đoán hơn
  • B. Kiên và Hòa có tính cách khác nhau từ trước
  • C. Họ chia nhau hành động để bảo vệ đồng đội
  • D. Họ có những chiến lược khác nhau để tấn công kẻ thù

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác