Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 7: Tiểu thuyết hiện đại (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 7: Tiểu thuyết hiện đại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vũ Trọng Phụng xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A. Gia đình quan lại
  • B. Gia đình có truyền thống nho học
  • C. Gia đình nghèo khó
  • D. Gia đình có truyền thống yêu nước

Câu 2: Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương bao nhiêu của tiểu thuyết Số đỏ?

  • A. Chương XIII
  • B. Chương XIV
  • C. Chương XV
  • D. Chương XVI

Câu 3: Chương Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng có ý nghĩa gì trong việc phát triển, khơi sâu chủ đề Số đỏ?

  • A. Làm cho vai trò của Xuân Tóc Đỏ càng thêm nổi bật trong xã hội thượng lưu.
  • B. Ngầm giải thích cái "số đỏ" kì lạ của Xuân và chuẩn bị cho một bước thăng tiến mới của nhân vật này.
  • C. Chương này có một ý nghĩa độc lập.
  • D. Thêm một lần Xuân gặp vận may ("số đỏ").

Câu 4: Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, nhà văn Vũ Trọng Phụng bày tỏ thái độ gì?

  • A. Cảm thương người quá cố.
  • B. Băn khoăn về sự tha hóa của con người.
  • C. Mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay đám con cháu bất hiếu.
  • D. Phê phán quyết liệt cái xã hội thượng lưu đương thời bất nhân, giả dối, lố lăng, đồi bại.

Câu 5: Đâu là chân dung "đám trai thanh gái lịch" của xã hội thượng lưu trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng?

  • A. "Sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán, não nùng.
  • B. "Chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".
  • C. "Lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang".
  • D. "Trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám".

Câu 6: Ban đầu Nỗi buồn chiến tranh được đặt với nhan đề là gì?

  • A. Thân phận của tình yêu
  • B. Nỗi buồn của chiến tranh
  • C. Nỗi buồn người ở lại.
  • D. Một đi không trở lại.

Câu 7: Tình hình xung quanh Kiên và đồng đội như thế nào?

  • A. An toàn và yên tĩnh
  • B. Có một vài nguy hiểm nhỏ
  • C. Bốn phía toàn lính Mỹ, bom pháo tơi bời
  • D. Chỉ có vài trở ngại về địa hình

Câu 8: Hòa đã làm gì để tạo cơ hội cho Kiên thoát thân?

  • A. Hét lớn để đánh lạc hướng địch
  • B. Ném lựu đạn vào toán lính Mỹ
  • C. Bắn vào con chó của lính Mỹ
  • D. Chạy thẳng về phía lính Mỹ

Câu 9: Tại sao Kiên và Hòa có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?

  • A. Kiên nhút nhát hơn, còn Hòa can đảm và quyết đoán hơn
  • B. Kiên và Hòa có tính cách khác nhau từ trước
  • C. Họ chia nhau hành động để bảo vệ đồng đội
  • D. Họ có những chiến lược khác nhau để tấn công kẻ thù

Câu 10: Tác phẩm "Chiến tranh và hòa bình" dựa vào sự kiện lịch sử nào của nước Nga?

  • A. Cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 1805 - 1812, khi Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte xâm lược nước Nga thời Sa hoàng Aleksandr I.
  • B. Cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1768 đến năm 1774.
  • C. Cuộc chiến tranh giữa Nga và Phổ vào thế kỷ 18.
  • D. Cuộc chiến tranh Nga-Pháp từ năm 1815 đến năm 1820.

Câu 11: Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường?

  • A. An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già đã từng gợi cho chàng những ấn tượng kì lạ khó quên
  • B. An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già là nơi chàng thường nghỉ ngơi khi đi dạo.
  • C. An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già là biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường.
  • D. An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì cây sồi già là nơi chàng gặp gỡ người bạn thân của mình.

Câu 12: Ý nào sau đây đúng khi nói về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi?

  • A. Tạo dựng được phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đầy sức sống, thể hiện sức mạnh của con người.
  • B. Tạo dựng được phong cảnh, không gian và thời gian, hình tượng thiên nhiên độc đáo, tượng trưng cho những gì cao cả, tốt đẹp, vĩnh hằng mà các nhân vật này khát khao vươn tới.
  • C. Tạo dựng được phong cảnh thiên nhiên bình yên và ấm áp, thể hiện tình cảm gia đình.
  • D. Tạo dựng được phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và lãng mạn, thể hiện tình yêu đôi lứa.

Câu 13: Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì?

  • A. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Không thể chỉ đắm chìm trong đau khổ, cần phải vượt lên sự cô đơn, không phải chỉ sống vì mình mà phải biết sống vì người khác.
  • B. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Tìm thấy niềm vui trong công việc và sự nghiệp.
  • C. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Tìm thấy hạnh phúc trong gia đình và tình yêu.
  • D. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Tìm thấy sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn.

Câu 14: Tác giả sử dụng phương pháp nào để khắc họa tâm lý nhân vật?

  • A. Miêu tả hành động bên ngoài
  • B. Sử dụng độc thoại nội tâm và thiên nhiên
  • C. Sử dụng đối thoại
  • D. Sử dụng độc thoại nội tâm

Câu 15: Nhân vật Na-ta-sa Rô-xtốp được miêu tả như thế nào?

  • A. Thông minh và sắc sảo
  • B. Buồn bã và cô đơn
  • C. Xinh đẹp, trong sáng và đầy sức sống
  • D. Trưởng thành và chín chắn

Câu 16: Đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki?

  • A. Đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê giúp An-đrây Bôn-côn-xki suy ngẫm về cuộc sống và ý nghĩa của nó.
  • B. Đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê là thời điểm An-đrây Bôn-côn-xki nhận ra tình yêu đích thực của mình.
  • C. Đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của An-đrây Bôn-côn-xki.
  • D. công tước An-đrây nghĩ và chàng bỗng vô cớ có một cảm giác vui mừng, sảng khoái, tưởng chừng như mỗi tế bào trong mình đổi mới, sống lại.

Câu 17: Ý nào sau đây đúng khi nói về sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi?

  • A. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để thâm nhập và phản ánh dòng suy tư, cảm xúc của nhân vật một cách chính xác, khúc chiết và đầy tinh tế, khiến cho nhân vật của có một chiều sâu tâm lý, một sự đầy đặn về tầm hồn và một tầm cao trí tuệ khó quên.
  • B. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để thể hiện mâu thuẫn giữa các nhân vật và tạo kịch tính cho câu chuyện.
  • C. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để làm rõ bối cảnh lịch sử và xã hội trong đoạn trích.
  • D. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để phát triển cốt truyện một cách nhanh chóng và rõ ràng.

Câu 18: Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong đoạn trích sau.

Thấy không giới thiệu bà Phó nữa thì hỏng, Xuân lại nói:

 - Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!

  • A. Giới thiệu
  • B. Một bậc mẹ hiền
  • C. Hai đời chồng
  • D. Một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!

Câu 19: Câu sau không đây sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ?

  • A. Có cái chết hóa thành bất tử (Báo Thanh niên)
  • B. Ngọt ngào và cay đắng ( Báo Pháp luật TP.HCM)
  • C. Nhìn xa để hiểu gần
  • D. Ta với ta

Câu 20: Biện pháp nghịch ngữ trong câu sau có tác dụng gì?

Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)

  • A. Biện pháp nghịch ngữ làm nổi bật sự mâu thuẫn giữa cái chết và sự sống, nhấn mạnh ý nghĩa của việc sống thực sự và sống có mục đích.
  • B. Cần phải hiểu sống trong kết hợp chết mà chưa sống có nghĩa là sống mà như chưa sống hoặc không phải là sống.
  • C. Biện pháp nghịch ngữ giúp làm rõ sự uất ức và khát khao của nhân vật về một cuộc sống có ý nghĩa, khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc.
  • D. Nghịch ngữ tạo nên sự tương phản mạnh mẽ, từ đó nhấn mạnh thông điệp về sự nhục nhã khi sống mà không thực sự trải nghiệm hay đạt được điều gì có ý nghĩa trong cuộc đời.

Câu 21: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ?

  • A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • B. Một điều nhịn, chín điều lành
  • C. Học thầy không tày học bạn
  • D. Khôn chết, dại chết, biết thì sống

Câu 22: Tìm câu có chứa biện pháp tu từ nghịch ngữ được sử dụng trong đoạn trích sau.

Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)

  • A. Nghĩ thế thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê.
  • B. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được.
  • C. Chết là thường.
  • D. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!...

Câu 23: Biện pháp nghịch ngữ trong câu sau có tác dụng gì?

Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. […] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)

  • A. Thể hiện sự phi lý khi nhân vật nói rằng viết để quên đi mọi chuyện bởi viết là khi mọi suy nghĩ đã có sẵn trong đầu thì mới có thể viết ra được những dòng mà mình nghĩ. Còn ở đây nhân vật viết để quên là hoàn toàn không hợp lý và rất mâu thuẫn. 
  • B. Thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng và cảm xúc của nhân vật, khi viết vừa để quên đi những nỗi đau, vừa để nhớ lại những kỷ niệm đã qua.
  • C. Tạo ra sự đối lập để nhấn mạnh rằng viết là một cách để nhân vật đối diện với quá khứ, vừa muốn quên đi nhưng cũng muốn nhớ lại những điều quan trọng.
  • D. Biện pháp nghịch ngữ giúp làm nổi bật trạng thái tâm lý phức tạp của nhân vật, cho thấy sự giằng xé giữa mong muốn trốn tránh và nhu cầu đối diện với thực tế cuộc sống.

Câu 24: Câu nào sau đây KHÔNG phải là ví dụ về nghịch ngữ?

  • A. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình 
  • B. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau 
  • C. Im lặng là vàng
  • D. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu 25: Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong đoạn trích sau.

Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)

  • A. Viết để quên đi, viết để nhớ lại
  • B. Phải viết thôi!
  • C. Những con người xa lạ
  • D. Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác